TỊNH ĐỘ KHỞI LÒNG
TIN
Có người nghe nói cảnh tịnh
độ, đầy đủ sự vui, phần nhiều có người không tin. Bởi vì họ chấp vào những việc
thường thấy trước mắt. Có những việc không thường thấy, họ tưởng là không có
vậy thôi. Ví như có người nông thôn ở vùng quê sâu xa, chổ ăn chổ ở chật hẹp,
thiếu thốn mọi bề, họ đâu có biết rằng, ở các thành phố lớn nhà cao cửa rộng,
đường sá rộng thênh thang, những điểm vui chơi, ăn uống đầy đủ các thứ vui. Người
ấy chắc không tin, nhưng những sự việc ấy ở thành phố là có thật.
Kẻ nghèo hèn đựng đồ mọn trong chiếc rương bể, đâu có biết
nhà vua có kho lẫm vật báu quý ê chề, thì đủ biết rằng ở cõi Ta Bà ác thế này,
không tin có cõi Phật Tịnh độ là cái lẽ dĩ nhiên.
Cho nên người đời hầu hết đầu thai trong xác người phàm, chớ đâu
có biết sự hoá sanh nơi hoa sen ở tịnh độ. Ở cõi này người sống lâu chỉ bất quá
100 tuổi là cùng. Đâu có biết cõi tịnh độ con người số tuổi thọ hằng sa.
Ở cõi này ăn mặt ắt phải nhờ người làm ra mới
có, đâu có biết cõi Cực Lạc kia, có áo có cơm nhà cửa sẳn sàng, cõi này có lúc
vui lúc buồn, cõi kia thường vui bất tuyệt.
Thế thì nên nghe theo lời Phật, không nên chấp
theo những việc cho rằng trước mắt không thấy mà vội không tin lời Phật. Trong
kinh nói 10 phương vô lượng Bồ Tát còn muốn cầu vãng sanh, huống chi ta là
người thế nào mà không cầu vãng sanh đó ư?
Ta hãy tin lời Phật nói, Phật không bao giờ nói dối. Người đời vì
ba việc mà nói dối, vì danh vì lợi, vì sợ tai nạn mà dối. Phật danh lợi đều xả
bỏ, hoạn nạn phật không sợ ai thù, thì biết rằng Phật không bao giờ nói dối,
cho nên ta phải tin lời Phật.
Thế thì biết Phật dùng lời khuyên nhủ chỉ vì thương chúng sanh,
chỉ vì sợ chúng ta nhọc ở trong bào thai, có sanh ắt có tử, có già đau bệnh
chết. Cái già cướp mất sức mạnh của ta, có bệnh cướp mất sức khoẻ ta, cái đau
làm ta khổ, có chết mới bắt linh hồn ta, có vinh mới sinh sự kêu căng, có nhục
mới sinh sự nhụt chí, có sang mới khởi tâm kiêu ngạo, có giàu mới nặng lòng
tham, có nghèo mới thấy thiếu thốn, có vui mới động lòng tình, có khổ mới đau
tinh thần, có khen mới khởi lòng cao, có chê mới mất danh giá. Lạnh thì cảm
thấy ép ngột thân, nóng thời sanh bực bội, khát thời khô cổ họng. đói thời xót
ruột, kinh thời khiếp hồn, sợ thì mất vía. Thuận thời lớn lòng ác, nghịch thì
sinh ra thù hèn ghét bỏ. Nào là dối vua, trái chống cha mẹ, ngạo đời, dua nịnh,
sanh lòng dã thú, tham sự lợi, cầu tiếng danh, phỉnh gạt người, dềm pha dua
nịnh, nương quyền ỷ thế, khinh rẻ kẻ cô, sâu lòng hại, tạo nghiệp nhiều, quạt
lửa dục, thổi gió tham, rong theo trần bỏ tánh giác, làm việc bậy, lấp thiện
nhân, chỉ ngó trước không xem lại sau, chỉ lo đi chẳng tưởng lo về, tưởng cầu
cái sống đâu biết cái chết, thời giờ mỗi niệm như nấu như nung, mỗi bước sa vào
hầm vậy. Nếu chúng ta biết lẽ đi tới Niết bàn, là khỏi sự sanh tử luân hồi,
hưởng phần an lạc, thì cần phải biết con đường đi đến, đó là con đường chánh
chân.
Thấy chân chánh, suy nghỉ
chân chánh, nói năng chân chánh, làm việc chân chánh, nuôi sống chân chánh,
tinh tấn chân chánh, ghi nhớ chân chánh và thiền định chân chánh. Trên mọi lẽ
chân chánh kia có đủ năng lực soi sáng thấy rõ nẽo tà đường vọng, giúp ta không
lạc vào đường khổ, con ma sanh tử không còn dòm ngó nữa. /.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét