Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2024

TỊNH ĐỘ KHỞI LÒNG TIN

 

                                TỊNH ĐỘ KHỞI LÒNG TIN

        Cõi Ta bà vui ít khổ nhiều, ví như người bị bệnh ngứa, lúc đang ngứa ta gải có phải đả ngứa lắm ư? Ấy mà sau khi đả ngứa rồi thì sự nhứt nhối mới khó chịu hơn. Nếu khi cơn ngứa khởi lên ta cố gắng dằn tâm đừng gải thì đâu có đến nổi nhức nhối đau đơn như thế.

        Đức Khổng Tử than rằng: “Ngô vị kiến háo đức như háo sắc giả”. Ta chưa từng thấy người nào mà ham đạo đức ví như ham sắc đẹp.

        Người tu tiên họ tu luyện nơi thân mà không tỉnh ngộ nơi tâm. Phương pháp niệm Phật là pháp làm cho người trường sinh bất tử. Mục đích của Phật là độ tận chúng sanh, rồi sau mới mãn nguyện.

        Người phàm phu không dám trông mong sanh về Cực Lạc mà làm Phật, lòng ấy ai mà chẳng có, hể giác là Phật mê là chúng sanh. Phật là tánh giác của mình, cõi tịnh độ là tâm mình.

        Người bỏ giác tánh theo sáu trần, luân hồi ba cõi 4 loài 6 đường, gây nghiệp lành dữ, quả báo tốt xấu, đều bởi nhận lầm thân tứ đại có thật là thân ta, 6 trần có thiệt, theo mãi cảnh dối không thôi, ngày đêm trôi nổi chẳng chịu suy xét đặng trở lại tánh chơn là chổ sáng suốt mà ăn chay niệm Phật.

        Từ khi sanh cho đến già, chỉ lo gia nghiệp không rồi, của cải tuy nhiều mà không vừa lòng, càng nhiều càng cầu, lòng tham chẳng đầy. Tuy nói làm lành thờ Phật, đốt hương lễ Phật, làm phước chỉ nguyện cầu giàu có sang cả, sống lâu đừng chết, mới làm chút đỉnh việc lành, cũng chỉ cầu cho lúa gạo đầy kho, tiền bạc đầy rương, tơ tằm vạn bội, trâu ngựa sanh nhiều, con cháu hiển vinh, thi tài đổ đạt, thăng quan tiến chức v.v..  Nhưng rủi có điều chi chẳng vừa lòng, thì họ lại oán Phật kêu trời sao không bảo toàn, họ chỉ muốn mỗi ngày việc thường tốt đến với họ, thì mới nói các vị thiên long cảm ứng, tham cầu như vậy gọi là vọng tưởng. Họ đâu có biết để tâm cầu sanh tịnh độ, nhất tâm niệm phật là chánh tưởng đó ư! Người tu cứ ôm ấp vọng tưởng không rời thì là một chướng ngại lớn. Cho nên Ngài Phổ Hiền Bồ tát giúp cho người tu phát nguyện rằng: “Nguyện tôi đến lúc lâm chung, trừ hết việc chướng ngại, trước mặt thấy Phật A Di Đà, được sanh về Cực Lạc vậy”.

          Lại có nhiều người không tin nhân quả, do đó cõi Tịnh độ họ không tin. Vã chăng nhân quả sao không tin. Kinh nhân quả nói: “Muốn biết nhân đời trước hãy coi đời nay hưởng quả gì đây, muốn biết đời sau hảy coi đời này ta tạo cái nhân gì đó”.

        Nếu tin lời này thì lấy việc trước mắt mà suy tìm nhân quả. Ở đời có người giàu, người nghèo, người làm chủ nhà, lại có ngưòi làm đầy tớ, có người ăn không hết, lại có người bòn không ra, có người ở nhà rộng trăm căn bảy lớp, lại có người ở sân hè xó chợ, có người vui kẻ buồn, có người sống lâu, lại có người chết yểu. Có người quan chức quyền hành, có người bị nô lệ, hất hủi v.v.. mỗi mỗi không đồng, đều do nhân quả quyết định đời sống của họ, chứ không phải trời ban cho họ, không phải số mạng định đoạt, bởi vì đời trước họ gây nhân không đồng nên đời nay hưởng quả bất nhất. Thế nên biết rằng, cái thân này là cái thân quả báo. Nghĩa là đời trước tạo cái nhân gì đời nay chịu quả báo ấy, chứ không có trời nào cho ta, số nào định cho ta ư. Ví như ở đời người có công thời được thưởng, người có tội thì phải trừng phạt vậy. Kinh nói rằng: “Giả sử bá thiên kiếp sở tác nghiệp bất vong, nhân duyên hội ngộ thời quả báo hoàn tự thọ”. Nhân nào quả ấy như bóng theo hình, không mất không hề sai chạy.

        Mùa xuân gieo một hột mùa hạ thu nhiều hột, cho nên biết rằng, ở đời nhân quả rất rõ ràng, như vậy cần phải tin cái  thuyết của lý Tịnh độ, cũng rõ ràng như 2+2 là 4 vậy. Đức Phật không bao giờ nói vọng, cho nên tịnh độ nên tin và cần phải tin.

                                        {]{

TỊNH ĐỘ KHỞI LÒNG TIN Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét