TU TẬP ĐÚNG THỜI ĐIỂM THÌ
NĂNG LƯỢNG TÂM ĐƯỢC NÂNG CAO
Người ta nói
việc gì thành công đều do ba yếu tố quyết định là: Thiên thời, Địa lợi và Nhơn hoà, việc tu hành
cũng vậy, có thành tựu mau hay chậm cũng do các yếu tố thời gian, địa điểm làm
trợ duyên.
Thường
người ta nghỉ rằng, lúc nào tu cũng được miễn có tâm chí thành là được. Phật tại
tâm, tâm là Phật ở đâu tu không được, không nhất thiết là phải đúng giờ đúng khắc.
Đó là đứng trên Lý chứ Sự thì phải thông,
người đã thông Lý Sự viên dung rồi thì đâu cũng là đạo tràng, lúc nào
cũng tu được. Còn đối với những người mới
tập tu, hay tu chưa thành tựu viên mãn thì phải nương theo Sự để đạt lý. Do đó,
việc chọn thời gian và địa điểm để tu tập cho tâm được thăng tiến là điều
quan trọng. Vì thế phải chọn thời cơ và vị trí thích hợp để tu tập cho Tâm được
thăng hoa là điều rất quan trọng đối với hành giả tập tu cầu mong giải thoát. Ví như ta có hạt giống tốt nếu gieo nơi chỗ đất
khô cằn thì dù hạt giống có tốt nhưng không thể phát triển tốt được.
Tu đúng thời điểm thì năng lượng Tâm sẽ tăng
cao, nếu không đúng thời điểm tu sẽ không tiến bộ, dễ chán nãn, thối thất, mệt
mõi dễ bỏ cuộc là vậy. Có người quan niệm
rằng, tu lúc nào không được miễn là có lòng thành thì được, cần gì phải đúng giờ
đúng thời khắc. Người tu đúng thời điểm
tâm sẽ nhẹ nhàng mọi sự dường như hanh thông, an lạc. Có hai người cùng tu, một người thì cảm thấy
vui vẻ, an nhàn, thanh thoát còn người kia càng tu càng thấy mệt mỏi, chán nản,
thất vọng, bất an, vọng tưởng nhiều, phiền não khởi lên. Là do tu không đúng
pháp không đúng thời khắc.
Có ba trường hợp giúp tâm tăng năng lượng mạnh
Cũng vậy, hạt giống
tuy tốt nhưng gieo vào mãnh đất khô cằn thì nó không thể nẩy mầm được. Vì sao
tu tập thời gian lại quan trọng như thế. Có ba trường hợp như sau:
1/ Thời gian
quyết định cho tâm được khai mở. Lúc
sáng sớm không khí trong lành, tâm chưa bị phiền não khởi động, là thời điểm tốt
nhất để gieo hạt giống thiện lành vào tâm thức. Nếu tu vào lúc tâm đầy lo toan,
căng thẳng, vọng tưởng dễ khởi sanh, tu tập sẽ khó đạt kết quả.
2/ Lúc năng
lượng vũ trụ rung động trong ngày lúc
năng lượng hài hoà với tâm thức con người, đó là lý do vì sao các bậc thiền định,
tụng kinh, trì chú chọn thời điểm tu sẽ
có sức mạnh nhiều lần hơn lúc bình thường.
3/ Sức mạnh
của thói quen và nghiệp lực: Mỗi ngày tu tập vào một thời điểm sẽ tạo một dấu ấn
sâu vào tâm thức, như một dòng nước nhỏ chảy mãi sẽ làm mòn tảng đá. Mỗi ngày
tu vào một thời điểm cố định, tức bạn lập trình một thói quen tâm thức, tạo một
dấu ấn sâu vào tâm hồn, sự nhất quán sẽ
tạo ra sự chuyển hoá. Vậy điều gì xảy ra nếu bạn không tu đúng thời gian. Có
người thắc mắc, nếu tôi không có thời gian, thì tu vào lúc bận rộn thì có lợi
ích gì không? Tất cả thời gian đều quý
giá nhưng tu đúng giờ bạn sẽ đạt được sự chuyển hoá nhanh hơn. Ví như hạt giống
gieo vào mùa xuân cây sẽ nẩy mầm nhanh hơn, còn gieo vào mùa đông thì khó phát
triển. Tâm thức cũng vậy, nếu bạn tu vào
giờ thích hợp, tâm dễ khai mở, công đức sẽ lớn hơn. Vậy đâu là giờ vàng để tu tập,
giúp cho tâm an lạc và phát triển trí tuệ.
Khung giờ vàng, có hai khung giờ: Cùng một câu chú, cùng một bài kinh, có lúc đọc lên
linh ứng, có lúc không có cảm giác gì cả. Có thời điểm ngồi thiền mười phút tâm
đã an định, có những lúc ngồi cả giờ vọng tưởng vẫn khởi. Vấn đề không phải ở bạn,
mà vấn đề nằm ở thời gian bạn thực hành.
Trong một ngày đêm có hai khung giờ vàng, nếu tu tập công đức sẽ tăng
trưởng mạnh, nghiệp chướng dễ tiêu trừ hơn gấp nhiều lần. Khung giờ 1, từ 4 giờ
đến 6 giờ sáng, đó là thời điểm vàng để tu tập. Hầu hết các bậc giác ngộ, các bậc
thiền sư, chư Tăng đều thức dậy rất sớm để thiền tập, tụng kinh trì chú. Vì sao
vậy, vì từ 4 giờ đến 6 giờ là giờ chuyển giao giữa đêm và ngày, khi năng lượng
vũ trụ đạt sự nhất định. Lúc này con người
thoát khỏi giấc ngủ sâu, tâm thức chưa bị quấy nhiễu bởi đời sống, không gian
yên tĩnh giúp dễ dàng kết nối năng lượng cao hơn. Tâm sáng suốt hơn, ít bị vọng
tưởng quấy nhiễu, làm việc gì cũng thuận lợi, đầu óc minh mẫn. Vì thế trì chú,
thiền định vào thời điểm này sẽ có cảm ứng mạnh hơn. Đây là khung giờ linh
thiên, để thiền định, trì chú, tụng kinh, niệm Phật, có nhiều năng lượng hơn, sự
mong cầu sẽ dễ thành tựu hơn.
Khung giờ 2- tức từ 20 giờ đến 22 giờ tối.
Vì sao chọn giờ này để tu tập. Buổi sáng là gieo hạt, buổi tối là để thanh lọc
tâm trí xoá bỏ phiền não trong ngày. Những
lúc tâm bạn bất an là lúc bạn sắp nằm trên giường chủng bị cho giấc ngủ, chủng
bị ngủ nhưng trong lòng vẫn còn lo âu, tính toán, bực dọc. Nếu không giải toả
những năng lượng tiêu cực này, chúng sẽ tích tụ theo ngày tháng, tạo nên nghiệp
chướng, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Vì thế, trước khi đi ngủ, lạy Phật, tụng kinh,
niệm Phật, sám hối sẽ giúp cho giấc ngủ ngon hơn, bao nhiêu phiền muộn đều tan
biến. Tụng kinh, sám hối, thiền định, thả
lỏng tâm trí, niệm Phật trì chú hồi hướng công đức. Hãy thử tu tập vào khung giờ
này bạn sẽ thấy sự khác biệt trong việc tu tập.
- Những
ngày đặc biệt trong tháng: Trong một
tháng có những ngày đặc biệt tu tập sẽ tăng trưởng công đức mạnh hơn các ngày
khác, tu tập những ngày này có thể thay đổi vận mạng, nghiệp chướng của bạn.
Có những ngày tu tập rất dễ an tịnh tâm, nhưng có
những ngày dù có cố gắng nhưng không có sự an lạc. Có một số ngày trong tháng bạn
tu tập sẽ cảm nhận nhẹ nhàng hơn, năng lượng tâm tăng gấp đôi so với những ngày
bình thường. Những ngày nầy là ngày nào, sao chúng có những đặc biệt như vậy.
Các ngày thích hợp cho việc tu tập, chẳng hạn như
thọ giới Bát quan trai là: các ngày 30,
01. 08, 14, 15, 23 tu tập để tăng trưởng công đức. Nếu bạn tu tập trong những
ngày này chỉ một ngày một đêm hơn công đức bạn đi làm từ thiện cả một năm. Thứ
đến các ngày lễ lớn như Phật đản, Vu
lan, ngày 19 lễ vía Quan Âm …Những ngày có năng lượng đặc biệt, vì trăng tròn
trăng non khi từ trường trái đất giúp thân tâm con người dễ an tịnh hơn. Trong
kinh nói những ngày đó chư Thiên, Bồ tát thường hiện ra quan sát sự tu tập của
mọi người. Nếu tu tập vào những ngày này công đức sẽ nâng lên, vì chúng ta đang
thuận theo năng lượng của vũ trụ và sự gia trì của chư Thiên và Bồ tát. Có nhiều
người tu tập Bát quan trai một ngày mà thay đổi cả cuộc đời.
Tu một ngày có kết quả công đức hơn làm
từ thiện một năm.
Nhiều người nói tôi không cần đến chùa để tu, tôi
ở nhà cũng ăn chay niệm Phật, bố thí làm lành cũng đủ rồi. Tu như vậy không có
gì sai đối với người sơ cơ, đó là bước đầu làm quen với sự tu tập, chứ chưa phải
thực sự mục đích chính của sự tu tập. Mục đích tu học Phật là mong cầu giải
thoát, mong cầu ra khỏi phiền não, mong cầu ra khỏi sanh tử, như vậy phần đồng
người đến chùa nói chung, người tu tại nhà nói riêng mục đích của họ tin Phật
và tu tập để mong cầu bình an, mong cầu phước báo hữu lậu. Đó thuộc hữu lậu thiện,
tức con đường thiện lành còn nằm trong sanh tử, còn trong sự sai sử của phiền
não, chưa chấm dứt khổ đau.
Kinh Pháp Hoa nói: “Phật chủng tùng duyên khởi” tức
Phật tánh thiện lành ai cũng có, mà phải có duyên tác động vào nó mới phát triển.
Nếu chỉ tu tập tại nhà tức là không tạo duyên cho hạt giống “Phật tánh” phát
huy, giống như hạt giống cất trong nhà không đem ra gieo vào lòng đất thì không
thể phát triển được.
Nếu bạn tu tập vào những ngày này không những
giúp bạn trí mở tâm khai, thanh lọc thân tâm công đức tăng trưởng mà còn giúp
cho những người thân quá vãng được siêu sanh tịnh cảnh. Việc tu hành không khó,
nhưng để giữ vững đạo tâm là khó nhất. Bạn quyết tâm tu tập mỗi ngày, hay những
ngày trong tháng, nhưng vì công việc khiến bạn bỏ lỡ giữa chừng, ban đầu bạn
hào hứng đi chùa tụng kinh thời gian, rồi sau đó thấy chán nản, không còn cảm hứng
nữa. Việc tu tập không phải để thắng hay hơn ai cả, mà là để thắng chính mình,
thắng được những thói hư tật xấu, thắng được cái lười biếng, thắng được những
cái cám dỗ của dục vọng.
Vậy làm sao tu tập để không bị gián đoạn, làm sao
mỗi ngày tu hành không còn là sự ép buộc mà là niềm vui một phần không thể thiếu
trong cuộc sống. Bí quyết ở đây không chỉ nằm ở nơi kỷ luật, mà nó nằm ở chỗ tu
tập. Nhiều người tu tập thời gian rồi bỏ dỡ vì họ không hiểu mục đích của mình
là gì, có người tu nhưng khi gặp thử
thách thì họ lại nản lòng. Có người niệm Phật thì cầu được phước, nhưng không
thấy thay đổi liền bỏ cuộc, có người thiền định nhưng coi đó là một phương pháp
thư giản, không hiểu bản chất sâu xa, tu không phải để tránh khổ tìm vui, mà là
để hiểu khổ và giải khổ. Tu là để chuyển hoá khổ, tu không phải mong cầu nhanh
chóng mà là để rèn luyện tâm hồn bất động trước mọi hoàn cảnh khổ vui được mất.
Bạn thử hỏi tu tập để làm gì, nếu bạn có một lý
do rõ ràng bạn sẽ không bỏ cuộc. Tự hỏi mình tu tập vì điều gì? Nếu có lý do đủ mạnh bạn sẽ không có lý do để
bỏ cuộc. Bạn có để ý không, nếu có một tật xấu liên tục tiếp diễn nó sẽ trở
thành thói quen xấu lặp đi lặp lại nó sẽ trở thành một phần của bạn; nhưng có một
thói quen tốt rèn luyện liên tục nó sẽ tạo ra cuộc đời mới. Tu tập cũng vậy, mỗi
ngày bạn dành ra một chút thời gian để tu tập dần nó sẽ trở thành một phần
không thể thiếu trong cuộc sống của bạn.
Làm sao
để tạo thói quen tu tập vững chắc? Bước đầu tiên bèn những thói quen nhỏ nhất,
không phải bắt đầu mỗi ngày thiền một tiếng, mà bắt đầu từ năm phút đến mười
phút mỗi ngày sau đó tăng lên dần. Đừng ép buộc mỗi ngày thiền một giờ ngay lập
tức, mà hãy bắt đầu từ 5 đến 10 phút sau đó tăng lên dần, gắn tu tập vào một
thói quen sẳn có, trước khi đi ngủ, thay vì lướt xem điện thoại, bạn niệm Phật,
tụng kinh hay tịnh tâm, lập một lịch trình cố định, quy định một thời gian
trong ngày, sớm hoặc tối, hay cả hai sớm và tối trong ngày đều đặn, tụng kinh,
thiền định. Bí quyết thành công không phải làm gì lớn lao trong ngày, mà là những
điều nhỏ nhất bạn làm mỗi ngày. Bạn biến sự tu tập trở thành một phần trong cuộc
sống của bạn, không còn thấy đó là nghĩa vụ hay trách nhiệm mà là một niềm vui.
Những lý do khiến người ta bỏ cuộc là không có ai đồng hành. Vậy làm sao để tu
tập cho được bền vững. Bạn hày tham gia vào các khoá tu online… và có rất nhiều
khoá tu giúp bạn tăng trưởng năng lượng tâm. Người cùng chí hướng, kết nối với
những người tu tập, càng có nhiều người tu tập bạn dễ dàng đi hết con đường.
Hãy cứ tu đừng mong cầu gì nhiều, nếu bạn cứ tu tập đều đặn mỗi ngày, có nhiều
khoá tu sẽ giúp bạn duy trì được đạo tâm. Hãy tìm một người bạn đồng hành, cùng
chí hướng nhắc nhở cho nhau mỗi ngày, hay kết nối với nhóm tu để có động lực
hơn, càng có nhiều người đồng hành bạn dễ đi đến con đường thành công.
Mới đầu tu bạn hăng hái nhiều giờ liền, nhưng sau
thời gian mất động lực mong cầu nhanh có kết quả, nhưng không thấy thay đổi
hoang mang mất niềm tin. Tu tập không phải là một cuộc đua, tu tập không phải đặt
ngay cái gì đó lập tức. Bí quyết ở đây hãy cứ làm, đừng mong cầu quá nhiều, nếu
bạn tu tập đều đặn, một ngày nào đó sự chuyển hoá sẽ đến một cách tự nhiên mà bạn
không cần phải cố gắng trở thành gánh nặng. Hãy để cho nó thành một hành trình
nhẹ nhàng tự nhiên. Nếu bạn tu tập bền vững đừng nghĩ về nó ngay hôm nay. Xác định
lại sự tu tập của bạn bèn những việc nhỏ mỗi ngày, tìm một người bạn đồng hành,
buông bỏ kỳ vọng. Càng có nhiều người đồng hành tu tập bạn dễ dàng đi trên con
đường tu tập.
Tu tập không phải là cuộc đua, không phải để đạt
cái gì ngay lập tức, bí quyết là hãy cứ làm đừng mong cầu quá nhiều để nó trở
thành một gánh nặng. Muốn tu tập bền vững bạn hãy tập những hành động nhỏ ngay
hôm nay, buông bỏ kỳ vọng chỉ cần kiên trì tu hành. Bạn đã bao giờ bỏ dỡ sự tu
hành chưa, bạn có muốn bắt đầu lại không?
Hồi hướng
các công đức. Việc hồi hướng công
đức là chìa khoá tăng phước đức và chuyển hoá nghiệp lực. Đây là điều quan trọng
giúp bạn không bị mất công đức một cách lãng phí. Làm phước mà không biết hồi
hướng như rốt nước vào bình thủng đáy, tu hành mà không biết hồi hướng công đức
có được chỉ một phần mười. Bạn tu tập, làm thiện nhưng không thấy cuộc sống có
gì thay đổi, nếu bạn không biết hồi hướng đúng cách, không đem lại lợi ích. Bạn
biết hồi hướng đúng cách phước báo sẽ tăng trưởng, nghiệp chướng tiêu trừ sẽ
nhanh hơn. Vậy hồi hướng là gì, làm sao để hồi hướng đúng cách. Là một yếu tố
quan trọng, hồi hướng là chuyển giao phước báu mà mình đã làm đến cho tất cả
chúng sanh, tổ tiên, người thân và bản thân mình. Công đức như một ngọn đèn, bạn
chia sẻ ánh sáng cho những ngọn đèn khác, ánh sáng ngọn đèn của bạn không mất
đi, mà còn lan toả nhiều hơn.
Có hai loại hồi hướng: 1/ Là hồi hướng
đến cho chúng sanh, cho ông bà tổ tiên, mong muốn họ bớt khổ đau, được sống
lâu, gặp nhiều may mắn, gặp nhiều phước lành, được siêu sanh thoát tử. 2/ Hồi
hướng cho mình: Mong muốn cho mình được hoá giải nghiệp chướng, gặp nhiều thuận
duyên trên con đường tu tập và đời sống.
Tại sao hồi hướng quan trọng giúp công đức không
bị tiêu hao lãng phí, vì hồi hướng sẽ kết nối giữa mình với mọi chúng sanh,
tăng trưởng tâm từ bi, phước báu chuyển hoá nghiệp lực, tạo ra sự thân thiện
trong đời sống. Làm việc thiện mà không hồi hướng như gieo hạt giống mà không
tưới nước, dầu cho hạt giống có tốt cũng không phát triển được.
Hồi hướng sẽ tăng phước báu cuộc sống trở nên nhẹ
nhàng hơn. Có hai loại tâm hồi hướng.
1/ Tạo ra công đức chân thật, như tụng kinh, bố
thí, làm thiện, giúp đỡ người khác quan trọng nhất là làm với cái tâm chân
thành, không cầu danh, cầu lợi ích cá nhân.
2/ Hồi hướng
với tâm rộng lớn đến với mọi người, không riêng cho chính mình, nếu hồi hướng
cho tất cả chúng sanh, cha mẹ, ông bà tổ tiên, đều được an lạc, tiêu trừ nghiệp
chướng, tăng trưởng trí tuệ ra khỏi phiền não, sanh tử…nguyện hồi hướng cho
chính mình khỏi mọi chướng ngại, tu hành đến nơi đến chốn không dừng bước lại nữa
đường.
3/ Hồi hướng ngay sau khi tu tập công đức khi tụng
kinh, thiền định, nếu để quá lâu công đức sẽ bị tiêu hao. Hồi hướng công đức
không bị mất mà giúp công đức lan toả nhiều hơn. Bạn đang tu tập đừng để công đức
của mình mất đi một cách vô ích, bắt đầu thực tập hồi hướng công đức ngay vào
hôm nay, mỗi khi tụng kinh, trì chú, niệm Phật,
làm phước. Hồi hướng với tâm rộng lớn, nếu bạn chưa hồi hướng thì hãy thực
tập ngay từ hôm nay./.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét