CON
MẮT KHÔNG THỂ TỰ THẤY
Khi mắt thấy
cảnh vật, theo Duy thức học, ngay đó có ba thứ đang hiện hành: căn, trần và thức.
Với nghiệp thức con người, phải hội đủ ba thứ nầy, thì mắt mới thấy được cảnh vật.
Mắt là căn.
Cảnh vật là sắc trần. Thấy là thức.
Thức, nói
trong các kinh thuộc hệ A hàm là nhãn thức. Thức, nói trong các kinh thuộc Đại
thừa như Lăng Già, Duy Thức v.v… thì không phải chỉ có nhãn thức, mà còn có thức
thứ 6 (ý thức) thức thứ 7 (mạt na) và thức thứ 8 (a lại da).
Vì sao chỉ
nói đến nhãn thức? vì thời A hàm, Phật chỉ mới nói đến 6 căn, sáu thức và sáu
trần, chưa nói đến thức A lại da và Mạt na. Tức mới nói đến phần ngọn, chưa nói
đến phần gốc. Bởi ngọn phải nương nơi gốc mới hiện hành được. Cũng như
cành cây phải nứt từ thân cây, gốc cây.
Như vậy, nói một hay bốn đều được, chỉ là hiện hay ẩn mà thôi.
Hiện nay có
một số vị không chấp nhận sự hiện hữu của thức A lại da và Mạt na, chư vị cho rằng
Phật chỉ nói 5 bộ kinh (thuộc A hàm) không chấp nhận những gì nói trong kinh Đại
thừa. Nhưng nếu không chấp nhận sự có mặt của thức A lại da và Mạt na, thì giáo
pháp của Phật sẽ không theo kịp tri thức thời đại, cũng không đáp ứng được nhu
cầu tri thức thời đại, vì sao?
Vào khoảng đầu
những năm 1900, các nhà phân tâm học đã có những thí nghiệm cho thấy sự hiện hữu
của một tâm linh vô thức can thiệp vào đời sống ý thức. Từ đó người ta đặt nền
móng và phát triển lãnh vực phiên cứu về phân tâm học, hình thành nên cái gọi
là vô thức và tiềm thức. Người ta nghiên cứu cho rằng phần vô thức chi phối đời
sống ý thức, và phân vô thức thành hai, vô thức và tiềm thức. Tiềm thức là phần
nối kết giữa vô thức và ý thức.
Nếu như ta
không chấp nhận thức A lại da, cũng như thức Mạt na nói trong kinh luận Đại thừa,
thì tri thức Phật giáo không theo kịp bước tiến của thời đại, cũng khó mà giải
quyết được sự bế tắt của triết học và khoa học như ông Einstein dã nói: “Tôn
giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ, tôn giáo ấy phải vượt lên thượng
đế của cá nhân, tránh giáo điều cũng lý thuyết thần học. Bao trùm cả tự nhiên
và tâm linh, nó phải được căn cứ cảm nhận phát sinh từ kinh nghiệm của tất cả mọi
thứ tự nhiên về tâm linh như một sự hợp
nhất đầy đủ ý nghĩa. Đạo Phật trả lời cho những sự mô tả này. Nếu có một tôn
giáo có thể đương đầu với những nhu cầu của khoa học hiện đại đó sẽ là Phật
giáo”.
Tuy mắt thấy
vật là duyên hợp của ba thứ: Căn, trần, thức. Ngoài ra các duyên đó ra còn có
thêm hai thứ duyên nữa, là tác ý và chủng tử. Tác ý , là móng tâm muốn thấy,
khi mắt thấy phải có phần tác ý này mới thấy được. Chủng tử nói chung là chủng
tử của các thức, nói riêng là chủng tử của nhãn thức. Nhãn thức hiện hành được
là nhờ căn và trần. Nhưng và trần chỉ là một loại tăng thượng duyên giúp cho
nhãn thức hiện hành, còn nhân duyên chính sinh ra nhãn thức, chính là phần chủng
tử chứa trong A lại da thức. Khi căn và trần hội đủ thì chủng tử thành hiện
hành, và ta gọi nó là nhãn thức.
Tóm lại: Khi mắt thấy được cảnh vật, phải
hội đủ 10 duyên: Căn, trần, nhãn thức, ý thức, mạt na thức, ánh sáng, tác ý và
chủng tử. Thiếu một thì mắt không thể trông thấy được cảnh vật./.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét