THIỆN CĂN PHƯỚC ĐỨC
Thiện căn
phước đức nói trong kinh A Di Đà, vốn đã chứa hết trong câu danh hiệu Nam mô A
Di Đà Phật, mà Phật đã hoàn thành cho chúng ta. Nếu trong tâm chúng ta tin nhận,
ngoài miệng xưng niệm, thì tự nhiên chúng ta sẽ được đầy đủ đa thiện căn đa phước
đức. Cũng vậy, người trần thế thời đại hiện nay, nếu bạn được phát cho một cái
Thẻ hay cái Vé, hay cái Phiếu để rút tiền ATM hay vào các nhà hàng ăn uống, hay
mua sắm. Bạn tha hồ muốn có tiền, hay muốn ăn uống, mua sắm đều đáp ứng đầy đủ
trong cái thẻ rồi. Các nhu cầu nằm trong cái thẻ, bạn không cần phải làm việc cật
lực để có tiền, có sự ăn uống, có sự mua sắm v.v… Danh hiệu A Di Đà cũng vậy đa
phước đức, đa thiện căn và đa nhân duyên có đầy đủ do thệ nguyện từ lực của Phật
Di Đà thiết lập ra, chứ không phải phước đức thiện căn của bạn, dù bạn có phước
đức thiện căn cũng không dùng được khi lên cõi Cực Lạc. Ví như dầu lửa chỉ để
thắp đèn, hay xăng 92 chỉ để cho xe
honda chạy được thôi, không thể làm cho máy bay nổ máy cất cánh được là vậy.
Nên thiện căn của cõi phàm gọi là “thiểu thiện căn”, thiện căn của danh hiệu A
Di Đà gọi đa thiện căn, đa phước đức nhân duyên.
Vì thế, xét
trên phương diện này thì đa thiện căn, đa phước đức không phải của chúng ta
tích luỹ, mà là do Đức Phật Di Đà tích luỹ. Chúng ta chỉ cần xưng niệm danh hiệu
Ngài, nguyện sanh về cõi Tịnh Độ của Ngài là được rồi.
Đại sư Liên
Trì nói: “xưng niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà là thiện trong thiện, là phước
trong phước”. Lại nói: “chấp trì danh hiệu, nguyện thấy Đức Phật A Di Đà là đa
thiện căn, là thiện căn tối thượng, thiện căn bất khả tư nghì”.
Đại sư Ngẫu
Ích giải thích “chỉ cần tin nhận Di Đà, nguyện sanh Cực Lạc, chấp trì danh hiệu,
thì mỗi niệm, mỗi niệm đều đầy đủ đa thiện căn, đa phước đức”. Như vậy, chỉ cần
chúng ta “chuyên xưng danh hiệu Phật A Di Đà là hiển nhiên trở thành người đa
thiện căn, đa phước đức.
Thiện căn
phước đức nhân duyên trong đoạn kinh A Di Đà là “ Bất khả dĩ thiểu thiện căn
phước đức nhân duyên đắc sanh bỉ quốc”-
dịch nghĩa: chẳng thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhân duyên mà được
sanh về cõi nước kia. Đây là đoạn kinh văn
trong kinh A Di Đà do Ngài Cưu Ma La Thập dịch đang được phổ biến thọ trì,
và nay đã tìm thấy bản tiếng Phạn của bản kinh này, nếu phiên dịch chữ Hán
thì cũng phải 14 chữ, và đã phiên dịch
như sau:
“Chúng sanh
bất nhân thử thế sở tố thiện hạnh, đắc sanh bỉ quốc” dịch nghĩa: Chúng sanh không thể nhờ vào các việc thiện ở
thế gian này, mà được sanh về cõi nước kia.
Khẳng định rằng,
10 phương chúng sanh muốn vãng sanh về thế giới Cực Lạc thì nhất định phải
nương vào công đức của Đức Phật A Di Đà chứ không thể dựa vào việc thiện của thế
gian. Cũng ví như ở trong biển cả mênh
mông nếu không nương vào thuyền thì không thể với sức tự lực của mình mà vào được
bờ.
Nói như vậy,
người niệm Phật không cần làm các việc thiện, không hiếu dưỡng cha mẹ, không phụng
sự sư trưởng, không cần tu lục độ vạn hạnh …Ý nói rằng, đương nhiên chúng ta phải
làm trọn bổn phận, hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, còn lục độ vạn hạnh
thì tuỳ duyên, tuỳ phần mà tu, cũng là việc chúng ta đương nhiên phải làm.
Còn như muốn
vãng sanh về thế giới Cực Lạc thì nhất định phải nương vào công đức của Phật A
Di Đà, chuyên xưng danh hiệu Phật, mà chúng ta không cần phải đem những việc
làm thế gian để hồi hướng. Bởi vì những việc đó đều không gọi là đa thiện căn,
đại thiện căn, thiện căn tối thắng, thiện căn phước đức bất khả tư nghị được,
mà những việc đó đều là thiểu thiện căn, thiểu phước đức. Chỉ có công đức tu
hành được tích luỹ qua nhiều kiếp của Đức Phật A Di Đà mới được gọi là thiện
căn phước đức thù thắng tối thượng.
Chúng ta muốn
vãng sanh về thế giới Cực Lạc, thế giới ấy được kiến tạo bởi tâm chân thực, tâm
thanh tịnh của Đức Phật A Di Đà, đó là cảnh giới vô ngã, Niết bàn bất sanh bất
diệt.
Phàm phu
chúng ta đầy dẫy tham sân si làm sao có thể tiến vào cõi nước đó? Nhân quả
không phù hợp, không tương xứng, nhất định phải nhờ vào công đức thiện căn vô ngã, vô lậu của Đức Phật A Di Đà, mới có
thể tiến vào thế giới Cực Lạc. Do đó, kinh A Di Đà nói: chúng ta phải “nghe nói đến Đức Phật A Di Đà,
rồi sau đó mới chấp trì danh hiệu. Đạo lý chính ở chỗ này, vì sao? Vì Đức Phật
A Di Đà kiến tạo thế giới Cực Lạc, Ngài nhất định phải hoàn thành công đức vãng
sanh cho chúng ta, sau đó hồi hướng hết cho chúng ta.
Kinh Vô Lượng
Thọ nói:
Ta ở vô lượng
kiếp
Không làm đại
thí chủ
Cứu khắp người
nghèo khổ
Thề không
thành Chánh giác
Đây là thệ
nguyện của Đức Phật A Di Đà, Ngài nói: “Ta từ vô lượng kiếp đến nay, đều làm một
đại thí chủ, vì vậy Đức Phật A Di Đà còn có tên gọi khác là Đại thí chủ. Đức Phật
A Di Đà bình đẳng cứu độ chúng sanh nghèo khổ ở khắp 10 phương. Chúng ta còn ở
thế gian này, phải chịu đủ mọi bần cùng khốn khổ, sau khi chết lại phải chịu
luân hồi trong sáu nẽo, khổ không thể nói hết được. Đức Phật A Di Đà nhất định
phải làm một đại thí chủ để cứu độ chúng ta.
Từ khía cạnh
này mà nói, công đức do Đức Phật A Di Đà mang lại, cho nên gọi là Phật lực,
chúng ta nhờ vào niệm Phật nương vào Phật lực mà được vãng sanh Cực Lạc. Đức Phật
A Di Đà vì 10 phương chúng sanh, chúng ta mà mở pháp vãng sanh thành Phật. Rộng
bố thí công đức quý báu cho chúng ta, khiến chúng ta lìa khỏi Ta bà vãng sanh Cực
Lạc mà thành tựu Phật quả./.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét