CHÍ TÂM TÍN MỘ
Tức là chúng ta thật tin vào sự cứu độ của Đức
Phật A Di Đà. Nếu chúng ta tin thì chúng ta niệm được câu này, thật sự tin thì
chẳng hoài nghi, sao gọi là hoài nghi? Kẻ
phiền não như tôi, Phật A Di Đà có cứu được tôi hay không? Nghĩ như vậy là chẳng
thật sự tin, nghĩ như vậy thì không vui, đâm ra lo âu. Tội nghiệp của tôi nặng
như thế Phật A Di Đà có cứu được tôi hay không? Còn có những nghi vấn như thế
thì chẳng phải là “chí tâm tín mộ”. Tôi là kẻ nhiều phiền não, nghiệp chướng
sâu nặng, tuy tôi niệm Phật nhưng tâm không thanh tịnh, tuy tôi muốn thanh tịnh
trì giới, nhưng không làm nỗi, tôi tuy không muốn vọng tưởng tạp niệm, không khởi
tham sân si, nhưng hằng ngày chúng vẫn khởi, tham sân si, kẻ niệm Phật như tôi,
liệu Phật A Di Đà có thể cứu tôi không?
Đây là những sự hoài nghi không đáng có của chúng ta, của những người niệm
Phật.
Cũng vậy, ta
mang bịnh nặng, nghi rằng ta đến bệnh viện bác sĩ có chữa trị cho ta không,
nghĩ như vậy không chịu đi bệnh viện, không chịu để cho bác sĩ khám chữa bịnh.
Người có bịnh nghi ngờ bác sĩ không chữa bịnh là điều không nên nghi. Vì bác sĩ
tâm nguyện nghề nghiệp là chữa trị bệnh nhân, sao ta lại nghi? Tương tự như vậy, chúng sanh đau khổ, phiền
não là đối tượng cứu độ của Phật, Bồ tát, nay ta lại nghi ngờ, là đánh mất cơ hội
vàng được vãng sanh.
Cho nên câu
“chí tâm tín mộ”, chí tâm nghĩa là chí thành tin chắc không nghi ngờ vào sự cứu
độ của Phật, cũng như tin chắc vào sự chữa trị của bác sĩ vậy. Chúng ta tu pháp môn Tịnh độ, lấy câu Phật hiệu
làm hành trang đến Cực Lạc, nhưng vì các pháp môn khác cũng có xu hướng Tịnh Độ,
nên giải thích theo giáo lý của pháp môn đó, nên hiểu điều cơ bản của pháp môn
Tịnh Độ bị sai lệch. Vì thế pháp dễ tu dễ thành, biến thành pháp khó tu khó
hành. Biến dễ thành khó, rồi sinh ra hoài nghi phân vân là vậy. Lý do là do chúng
ta luôn tiếp cận nhiều về kinh sách, giảng giải về Thiền, Mật v.v… các pháp tu tự lực, các pháp khó, nên tâm ý
chúng ta bị ảnh hưởng, do đó sanh ra hoài nghi.
Pháp môn Tịnh
Độ, là pháp dễ tu dễ thành, sao lại biến thành pháp khó tu khó thành là do tâm
hoài nghi. Chúng ta nghe trong kinh A Di Đà nói, chúng sanh ở mười phương thế
giới vãng sanh về nước Cực Lạc Phật A Di
Đà, không thể dùng con số vô lượng vô biên mà tính đếm được. Nếu pháp khó tu
khó vãng sanh thì làm sao có nhiều chúng sanh vãng sanh như vậy. Cho nên ta tin
chắc 100% vào Phật A Di Đà sẽ cứu độ chúng ta, không bỏ rơi chúng ta. Chúng
sanh ngũ nghịch, thập ác Phật còn cứu độ, huống gì chúng ta, chúng sanh chưa đến
nỗi, sao Phật không rước? vì thế phải tin chắc không một chút nghi ngờ.
Đại sư Thiện
Đạo giải thích “Trên thì suốt đời niệm Phật, dưới thì cho đến niệm Phật mười tiếng”.
Tuỳ theo bạn bận rộn hay rảnh rang, tâm thanh tịnh niệm Phật hay tâm không
thanh tịnh niệm Phật, cũng chẳng hề gì. Bạn có thời gian niệm Phật nhiều, vạn
câu, ngàn câu, trăm câu v.v…Bạn không đủ tinh tấn niệm nhiều thì niệm ít cũng
không sao. Chỉ cần bạn tin nhận sự cứu độ của Phật A Di Đà, xưng danh hiệu Phật
A Di Đà, nguyện sanh về cõi Tịnh độ Phật A Di Đà là được rồi. Điều này chúng ta
ai cũng có thể làm được, có ai mà không làm được.
Bạn nghĩ niệm
Phật cần không khởi vọng niệm, không khởi tạp niệm vọng tưởng, nhưng vọng tưởng
tạp niệm vẫn cứ khởi, bạn cho rằng Phật không cứu nỗi, bạn nghĩ như vậy là bạn
có tâm hồ nghi, không tin chắc vào bản nguyện của Phật A Di Đà cứu độ chúng
sanh không phân biệt, nếu có ai tin nhận Phật thì Phật cứu độ. Cũng vậy những đứa
con bị khổ nạn kêu cầu cứu cha mẹ thì cha mẹ không thể làm lơ, Phật cũng vậy,
chúng sanh tin tưởng Phật, kêu Phật cứu, Phật không thể bỏ rơi.
Niệm Phật mà
tâm không tịnh, vẫn nghĩ Đông nghi Tây cũng vẫn được đều không đáng lo. Chúng
ta niệm Phật hy vọng tâm thanh tịnh được chút nào hay chút ấy. Mới đầu niệm Phật
bị vọng tưởng lôi cuốn là việc thường, vì bao đời kiếp tâm chúng ta quen đi
lang thang, nay nhót lại một chỗ rất khó. Ví như con trâu ngoài đồng hoang,
chúng ta cưỡng ép dắt nó về nhót trong chuồng, mới đầu nó đâu đứng yên, tìm
cách thoát ra khỏi chuồng, mãi lần về sau nó mới làm quen với cái chuồng, mới
chịu nằm yên, mới hết tung tăng. Tâm của chúng ta cũng vậy, nên không cần lo. Vọng
tưởng tạp niệm nó khởi để cho nó khởi, chúng ta theo dõi biết nó là vọng tưởng
thì nó yên, chúng ta chú tâm vào câu Phật hiệu thì nó biến mất. Dần dần chúng
ta kiềm nó lại được chút nào hay chút đó không quá lo lắng mà bỏ cuộc rồi hoài
nghi, thối tâm.
Chúng ta nên
biết vọng tưởng tạp niệm này không ảnh hưởng đến việc vãng sanh, vì sao nói thế?
Ví dụ như ta đi máy bay, đi xe hay đi tàu, chúng ta tin tưởng vào máy bay, vào
xe tàu, tin tưởng vào phi công, vào tài xế. Chúng ta chịu bước lên xe lên tàu,
thì dù chúng ta ngồi trên đó có nghĩ Đông nghĩ Tây gì thì máy bay và xe tàu
cũng đưa ta đến nơi đến chỗ, không vì thế mà bỏ chúng ta ở lại.
Máy bay, xe
cộ ở thế gian là như thế, máy bay sáu chữ Hồng danh cũng vậy, sáu chữ Nam mô A
Di Đà Phật là một chiếc máy bay, bay từ thế giới Ta bà bay qua quảng đường mười
muôn ức cõi Phật rất xa, mà chúng ta muốn đến thế giới Cực Lạc thì phải nương nhờ sáu chữ danh hiệu
này. Máy bay ở thế gian dùng nhiên liệu
để bay, còn máy bay qua Cực Lạc nhiên liệu là “niềm tin”. Máy bay không có
nhiên liệu thì không bay được, muốn vãng sanh Cực Lạc không có niềm tin thì
không qua được.
Chúng ta
đang sống ở thời đại văn minh khoa học, nhưng vẫn còn có nhiều thổ dân Châu
Phi, cuộc sống còn ăn lông ở lỗ, chưa hề biết máy móc xe cộ, các bộ lạc sống như người rừng ấy chưa một lần thấy xe
thấy cộ huống nữa là máy bay. Nếu rủ họ đi máy bay chắc chắn họ không tin nổi.
Họ nói cục sắt nặng nề như thế làm sao bay trên trời được, nếu lên đó bay rồi rớt
xuống thì làm sao! Họ không tin nên không dám bước chân lên máy bay. Cũng vậy
có nhiều người không tin vào sáu chữ danh hiệu Phật A Di Đà niệm mà làm sao
vãng sanh được, vô lý, thật vô lý họ nhất định không tin là vậy.
Chỉ cần niệm
sáu chữ danh hiệu Phật mà được vãng sanh họ không tin nỗi, hạng người này gọi
là “thiểu thiện căn, phước đức nhân duyên”, còn chúng ta tin Phật và niệm Phật
là chúng ta có đại thiện căn đại phước đức và nhân duyên. Họ nói tôi tu cực khổ
cả đời mà chưa chắc được vãng sanh, còn chỉ có niệm sáu chữ danh hiệu mà được
vãng sanh, thì nhân quả ở đâu, trái với nhân quả, không làm mà có ăn là điều
phi lý. Những người này dựa trên nhân quả mà tu, họ không hiểu nhân quả ba đời,
nhân quả thế gian, mà không biết nhân quả xuất thế gian nên nhất định không
tin. Vì thế đức Phật nói pháp này là
“pháp nan tín” là pháp khó tin, người nào tin người đó có thiện căn. Cũng như
những ai tin vào máy bay và đi máy bay thì có nhiều lợi ích. Đem ví dụ máy bay
để hiểu và tin sự vãng sanh Tây phương thì người có thiện căn, có niềm tin và
thực hành ngay không còn nghi ngờ.
Người đi máy
bay cũng phải có lòng tin mới chịu bước lên máy bay, chứ hoài nghi là khối sắt
nặng nề như vậy làm sao bay lên được, huống nữa là ngồi trên đó. Nhưng sự thật,
không những một chiếc mà có cả hàng ngàn chiếc máy bay, bay cả bầu trời nên
không thể nghi ngờ được. Cũng vậy muốn đến Cực Lạc trước tiên phải có lòng tin,
muốn vượt qua mười muôn vạn ức cõi Phật, người cõi Ta bà chẳng thể tự mình mà đến
được, phải nhờ sáu chữ Nam mô A Di Đà Phật mới đến được.
Đi máy bay ở
thế giới Ta bà phải mua vé mới đi được, còn ở đây thì khác, không cần mua vé,
phát vé miễn phí, chỉ có đủ lòng tin là chiếc vé về Tây phương Cực lạc. Đương
nhiên máy bay ở thế gian thỉnh thoảng xuất hiện sự cố chướng ngại, gây nguy hiểm,
còn chuyến bay của Phật Di Đà thì không sự cố, không có chướng ngại, an toàn
tuyệt đối.
Chúng ta đem
tâm niệm phàm phu để hiểu lòng từ của Phật, thì không thể nào được. Vì thế
trong tâm chúng ta có rất nhiều quan niệm, tỷ như cho rằng phải đạt đến một
trình độ nào đó, đạt đến công phu nào đó Phật Di Đà mới chịu cứu. Vì thế mọi
người hãy từ bỏ quan niệm đó đi. Phật Di Đà cứu độ chúng sanh bình đẳng, vô điều
kiện. Đây là pháp môn vô điều kiện, pháp môn bình đẳng. Chuyên xưng danh hiệu
Phật A Di Đà thì được Phật cứu, không những loài người mà cả đến loài súc sanh,
nếu biết tin biết nghe danh hiệu Phật cũng được cứu độ. Đây là pháp môn rất đơn
giản, rất dễ dàng, có năng lực cứu khắp tất cả chúng sanh. Pháp môn không đòi hỏi
quá cao, không có yêu cầu khắt khe. Vì thế chuyên xưng niệm Di Đà danh hiệu là
phương pháp Phật A Di Đà cứu độ chúng ta, mà cũng là phương pháp để chúng
ta được cứu độ, và đem pháp này cứu độ
chúng sanh. Bằng cách chúng ta khuyên người khác niệm Phật, niệm Nam mô A Di Đà
Phật, người khác nghe rồi thực hành theo, như thế chúng ta dùng danh hiệu Phật
độ cho họ rồi.
Chúng ta tin
Phật niệm Phật sẽ được Phật nhiếp thọ, được
Phật cứu độ nhất định được vãng sanh không có sơ suất. Phút lâm chung chết
như thế nào, đây là trạng huống của phàm phu ở thế giới Ta bà này chết. Hoặc bị
xuất huyết não, hoặc bị tai nạn giao thông, hoặc bị bệnh di truyền, hoặc chết
lúc tâm ý sáng suốt, hoặc lúc chết dường như hôn mê bất tỉnh v.v..Những trạng
thái này không ảnh hưởng gì đến sự cứu độ của Phật A Di Đà, do vì hiện tại
chúng ta đã được Phật cứu rồi; chẳng phải đợi đến lúc lâm chung Phật mới đến cứu
ta, chỉ cần chúng ta chuyên xưng danh hiệu Phật A Di Đà là được Phật đến cứu.
Chúng ta lâm chung dù gặp tình huống nào cũng đều chẳng ảnh hưởng đến sự cứu độ
của Phật A Di Đà. Cũng giống như chúng ta bước lên thuyền, ở trên thuyền rồi,
chúng ta ở trên đó, giả sử ta có ngủ gật, ngủ mê đều chẳng ảnh hưởng gì.
Quán kinh nói:
Quang minh biến chiếu thập phương thế giới
Niệm Phật
chúng sanh nhiếp thọ bất xả.
(Ánh sáng chiếu khắp
mười phương thế giới. Nhiếp thủ chúng sanh niệm Phật không rời bỏ.) Ánh sáng của
Phật chiếu khắp mười phương cứu độ chúng sanh không rời bỏ. Người chuyên niệm
Phật được Phật “nhiếp hộ bất xả”. Nghĩa là được Phật bảo hộ, bảo hộ là chẳng rời
bỏ, suốt ngày đêm không bỏ, nên gọi là bất xả, từ ngày suốt đêm đến năm tháng
hiện tại, đến lúc lâm chung, vĩnh viễn nhiếp thọ chẳng rời bỏ.
Niệm Phật có bốn cách: Niệm to, niệm nhỏ, niệm thầm và niệm trong tâm. Đại niệm
thì âm thanh lớn, tiểu niệm thì âm thanh nhỏ, kim cang niệm thì tự mình niệm
mình nghe, động môi lưỡi nhưng không phát ra tiếng. Ba trường hợp kể trên gọi
là “xưng”. Mặc niệm là niệm thầm trong tâm, tức niệm trong ý. Niệm thầm trong
tâm đòi hỏi phải có trình độ khá cao, tâm chúng ta phải đạt đến mức an định và
an tỉnh. Ba cách xưng niệm, chúng ta niệm
nhanh hay niệm chậm đều được, tuỳ theo hoàng cảnh và sức lực mà niệm.
Nhiều người
niệm Phật mà không tin tuyệt đối vào năng lượng công đức của danh hiệu Phật, lại
trì thêm chú hay những pháp khác cho được an toàn hơn, vô tình lòng tin bị khiếm
khuyết, tức tin không trọn vẹn. Tu các pháp khác chẳng phải căn cơ của chúng ta
làm nỗi, dù cho chúng ta thuộc lòng kinh điển, nhưng đến lúc lâm chung đều quên
hết. Ngay lúc còn sống này mà nếu sức ký ức suy thoái, thì chúng ta cũng chẳng
nhớ được. Dù cho hiện tại chúng ta tỉnh toạ, trong tâm dường như có một chút
thanh tịnh, có một chút yên tỉnh, đến lúc lâm chung cũng không dùng được, chẳng
nói lúc lâm chung, ngay khi bịnh nặng
thì lập tức bị quật ngã.
Bạn muốn
thoát khổ, muốn thoát sanh tử luân hồi, muốn cầu vãng sanh thì nên tin nhận đức
Phật A Di Đà cứu độ, niệm Phật phát nguyện vãng sanh. Nếu bạn không tin không
làm được thì chư Phật ở khắp mười phương cũng không tìm phương pháp nào khác để
cứu giúp bạn được. Xưng danh hiệu Phật mà chúng ta không làm được, thì không
còn phương pháp nào nữa để cứu độ chúng ta./.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét