THẤT NIỆM
Thất niệm là gì? Nghĩa là mất chánh niệm. Thất là mất, niệm là
nhớ nghĩ. Thất niệm là quên mất việc
mình đang làm. Đi mà không biết mình đi, đứng không biết mình đứng, nói không
biết mình đang nói gì v.v…Vì thế thất niệm là căn bệnh của số đông. Thất niệm dẫn đến tâm lý hối tiếc, và thường
hay mất lòng người khác. Tất cả pháp môn
tu học của đạo Phật đều chú ý đưa đến Chánh niệm. Có chánh niệm thì có an lạc,
có thành công.
Đến chùa lễ
Phật tụng kinh, hay dự những lễ hội, để dép bên ngoài, vào chánh điện lễ phật,
khi đi ra, mang lộn dép người khác về nhà. Điều này không ai muốn, cho dù đôi
dép của mình mất đi có cũ hơn, ít tiền hơn, xấu hơn, nhưng ta cũng không bằng
lòng với mình và tự trách, sao mà chểnh mảng thế, vô tình thế. Thường thì đồ vật
nó gắn bó với mình lâu dài thì ta gắn bó với cái tình và không muốn rời xa nó.
Trường hợp đôi dép này cũng vậy; từ việc thất niệm, ta đi đến bất an, thậm chí
bất an nhiều ngày sau đó. Để lạc chìa khoá, ra sức đi tìm vẫn không thấy đâu,
khi mệt quá, dọn dẹp ta xới tung lên, tìm kiếm các nơi, tìm mãi không ra, bèn kêu
thợ làm lại chìa khoá, thậm chí phá ổ khoá. Xong rồi không tìm nữa vô tình đùm
chìa khoá nằm trên bàn dưới cuốn sách mà lại ra sức đi kiếm đâu đâu. Lòng bực bội
không hài lòng bất an với chính mình vì thất niệm. Nhiều lúc ta bặn cái khăn
trên vai mà cứ đi tìm mãi không ra. Khi nhận ra nó ở trên vai, ta tự trách mình
sao mà thân một nơi, tâm một ngả như thế!
Có câu chuyện
tiếu mà có thật. Một cô nọ kể rằng, chuyện xảy ra trên một chuyến máy bay nội địa
cách đây mấy năm mà cô nhớ suốt đến giờ. Hôm đó, cô đi từ Đà Nẵng vào Sài Gòn.
Trên chuyến bay, cô tiếp viên phục vụ mỗi hành khách một hộp chứa ba chiếc bánh
mà tròn. Phần mình, cô nhanh tay cất bỏ vào giỏ, ý nghĩ đem về nhà sẽ ăn, bên cạnh
cô ta là một người đàn ông, cũng được phát cho một họp bánh mì trên bàn ăn trước
mặt ông ta. Ngồi một lát, cô ta bất giác đưa tay lấy hộp bánh mì của ông hành
khách ngồi bên cạnh và mở ra ăn tỉnh bơ trước sự chứng kiến đến ngạc nhiên của
ông này. Ông ta trố mắt nhìn cô cứ xé từng miếng bánh mì bỏ vào miệng. Cô ta
nghĩ thầm, cái ông này sao mà mất lịch sự quá đi, người ta ăn mà cứ dòm miệng.
Thích ăn thì lấy phần của mình ăn, sao cứ
vô duyên dòm mình ăn khó chịu quá. Lại là người khác phái nữa chứ… Nghĩ thì
nghĩ, ăn vẫn cứ ăn, cô ta lần lượt ăn hết ba cái bánh mì. Đến khi tiếp viên
thông báo máy bay sắp hạ cánh, cô ta sửa soạn hành lý để chuẩn bị xuống máy
bay. Đưa tay vào chiếc giỏ mang theo bên cạnh để sắp xếp lại vài vật dụng cá
nhân, cô giật thót mình khi phát hiện hộp đựng bánh mì nằm gọn ghẽ trong giỏ của
mình. Tâm trạng lẫn lộn nhiều cảm xúc đan xen: lúng túng, xấu hổ và tự trách.
Bây giờ cô mới hiểu được ánh mắt mở to ngạc nhiên nhìn chằm chằm vào cô lúc
nãy. Thì ra, do thất niệm, cô đã ăn phần bánh của ông hành khách ngồi bên cạnh. Cô cúi đầu xấu
hổ, nhưng đành cúi đầu làm thinh, chứ không mở lời xin lỗi. Quá mắc cỡ, khi đi
ra cửa máy bay, ông khách ngồi bên bước ra trước, cô có tình nán lại nhường nhiều
người bước tiếp để lảng tránh ánh nhìn của ông ấy. Thật là một bài học nhớ đời
về sự thất niệm.
Thất niệm là
giao phó sự bình an và hoàn cảnh sống của mình cho người khác để rồi bất an, bực
bội, xấu hổ, ân hận v.v… Điều này không ai muốn, nhưng mấy ai trong chúng ta
không có những trải nghiệm về sự thất niệm của mình.
Những vị đi
chùa việc thất niệm liên tục xảy ra mà không tự biết, không tự cảnh giác, vì thế
gây sự không hài lòng cho những vị chung quanh. Ví như việc vào chánh điện chỉ
dành cho không khí trang nghiêm trong việc tịnh tâm niệm Phật và tụng kinh. Thế
nhưng đa số vào chánh điện ưng ngồi đâu thì ngồi cho thoả mái cái thân, không cần
trật tự trang nghiêm đạo tràng, lại còn xúm nhau nói chuyện ồn ào trong chánh
điện trước giờ chưa tụng kinh, trong khi chuông U minh đánh mà cũng không chịu
tỉnh thức.
Được thân người là quý.
Đựợc nghe pháp là khó
Đời này không chịu độ
Đợi đến kiếp nào mới độ thân này???
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét