Thứ Tư, 30 tháng 4, 2025

KHÔNG ĂN BỐN BỬA, KHÔNG NGỦ BA NƠI, KHÔNG Ở BỐN CHỖ

 

KHÔNG ĂN BỐN BỬA, KHÔNG NGỦ BA NƠI,

KHÔNG Ở BỐN CHỖ

1/ BỐN BỬA KHÔNG ĂN:  a/ Không ăn quá no, b/ Không thức ăn nguội lạnh, c/ Không ăn khi tức giận, lo âu, d/ Không  ăn quá khuya.

2/ KHÔNG NGỦ BA CHỖ:  a/ Không ngủ nơi có gió mạnh, b/ không ngủ nơi phòng kín  c/ không nằm ngủ dưới nền nhà.

3/ KHÔNG Ở BỐN NƠI: a/ Không ở nơi nghĩa địa,   b/ Không ở chỗ quá ồn ào-  c/ Không ở nơi ẩm thấp  d/ Không ở quá xa con cái.

          Ăn đúng, sống khoẻ, sông lâu thì phải biết chọn lúc ăn, chỗ ngủ và nơi ở cho thích hợp với cơ thể, thì sức khoẻ và tinh thần mới được điều hoà sung mãn, tránh tật bệnh gây ra. Đó là những điều mọi người cần phải biết để bảo vệ sức khoẻ ngăn ngừa bệnh tật để sống khoẻ sống vui. Không phải ăn ngon mặc đẹp, chỗ ở sang trọng mới là hạnh phúc, mà thân thể khoẻ mạnh, tinh thần minh mẫn trí tuệ sáng suốt là người có hạnh phúc.

        a/ Không nên ăn quá no: Người ta nói “No mất ngon, giận mất khôn” là vậy, khi ăn no căng bụng, không những mất cảm giác ngon miệng mà là gánh nặng cho cái dạ dày, bao tử quá sức chịu đựng dễ đưa đến các bệnh tật liên qua đến dạ dày. Ăn quá no khiến cho dạ dày làm việc quá tải, khiến cho dịch vị không đủ tiết ra để tiêu hoá thức ăn, dễ sinh ra chứng đầy hơi, sình bụng. Dẫn đến các hệ tim mạch phải tăng cường đáp ứng cho nhu cầu của dạ dày. Đó là một trong những nguyên nhân gây nên các chứng bệnh về sau. Nguy hại nhất là ăn no về lúc ban đêm, không những bị khó ngủ mà hệ tiêu hoá phải làm việc không được nghĩ ngơi.

        2/ Không ăn thức ăn nguội lạnh: Không nên ăn những thức ăn nguội lạnh lấy từ tủ lạnh đem ra. Thức ăn lạnh đi vào dạ dày, khiến các mạch máu co thắt lại, làm cho tuyến tiết dịch tiêu hoá bị gián đoạn, thức ăn khó tiêu hoá. Trong dạ dày nhiệt độ khoản 37 độ, luôn duy trì trạng thái như thế để hâm nóng tiêu hoá thức ăn, nếu thức ăn lạnh đưa vào, tất nhiên nhiệt lượng trong dạ dày không còn đủ để tiêu hoá,  thức ăn không còn chất bổ dưỡng mà trở thành chất độc, tác hại cho dạ dày. Khi thức ăn không được tiêu hoá, khiến cho đầy hơi khó tiêu, đưa đến rối loạn tiêu hoá. Thường quen ăn thức ăn lạnh khiến cho dạ dày viêm loét dạ dày mãn tính, dẫn đến tiêu chảy. Ăn thức ăn lạnh khiến cơ thể phải tăng năng lượng để tiêu hoá thức ăn, khiến cho gánh nặng hệ tuần hoàn, làm cho tim mạch đập nhanh hơn, mạch máy co lại, dẫn đến các bệnh như tim mạch và cao huyết áp. Vì thế các thức ăn lấy từ tủ lạnh ra không nên ăn liền, và các thức uống có dùng đá cũng gây trở ngại cho dạ dày. Để bảo vệ dạ dày, nên hâm nóng thức ăn trước khi ăn. Mỗi buổi sáng thức dậy, và buổi tối trước khi đi ngủ, chúng ta nên uống một cốc nước ấm thì bảo vệ được sức khoẻ.

        3- Không ăn khi tức giận, hoặc lúc lo buồn, tâm lý căng thẳng: Khoa học chứng minh rằng, khi ta tức giận sẽ tiết ra một loại hốc môn độc tố, tim đập nhanh, huyết áp tăng cao. Quan trọng hơn là hệ tiêu hoá bị tê liệt, dạ dày vốn dĩ cần sự thư giản để co bóp dịch tiêu hoá. Khi tức giận cẳng thẳng dạ dày sẽ bị kiềm hảm. Nếu ăn ngay lúc này thức ăn không thể tiêu hoá, trong bụng sẽ ứ đọng đầy hơi chướng bụng, đưa đến viêm loét dạ dày. Ăn trong trạng thái tâm lý căn thẳng là một đòn đánh nguy hiểm đối với hệ tim mạch khi cảm xúc trào dâng, huyết áp tăng đột ngột, nhịp tim rối loạn, mạch máy co thắt lại, trái tim làm việc cật lực hơn, làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máy cơ tim, đặt biệt độ tuổi trên 60. Có không ít người bị đột quỵ ngay trong bửa ăn, chỉ vì người đó đang tranh cải, hay tâm lý đang căng thẳng trước khi ngồi bàn ăn. Vậy làm sao để đối mặt với căng thẳng?   Rất đơn giản, hãy ngừng ăn ngay, thay vì cầm đũa trong lúc tức giận, hãy hít một hơi thở sâu, uống một ly nước ấm, hay đi bộ nhẹ nhàng. Chỉ dành ra 15 phút thư giản, cơ thể có thời gian điều hoà lại nhịp tim, ổn định hệ tiêu hoá giúp cho bửa ăn trọn vẹn.

      Vì thế ăn sai cách sẽ hại cho cơ thể mọi người cần phải quan tâm để bảo vệ sức khoẻ tốt hơn sinh bệnh rồi mới uống thuốc thì không khả thi.

-   Ba nơi không nên ngủ:  Giấc ngủ sai chỗ cũng làm cơ thể suy yếu, gây ra những vấn đề nghiêm trọng ít ai ngờ tới.

1- Không ngủ dưới sàn nhà, nằm ngủ dưới sàn nhà về mùa hè, có cảm giác dễ chịu nhưng cảm giác đó có thể xoa dịu cơn oi bức của thời tiết,  nhưng về lâu dài đó là những thói quen âm thầm bào mòn sức khoẻ nhất là đối với những người cao tuổi . Sàn nhà tuy mát mẽ nhưng là nơi tụ hội vi khuẩn và bụi bặm nhiều nhất, đặc biệt là vào ban đêm, hơi đất lạnh từ sàn nhà sẽ thấm dần vào cơ thể, len lõi từng khớp xương, mạch máu, gây ra co thắt mạch máy, làm rối loạn hệ tuần hoàn. Nếu trạng thái này kéo dài, xương khớp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ viêm khớp mãn tính, đau lưng, thoái hoá đốt sống, không chỉ có vậy mà còn cảm lạnh, viêm phổi, thậm chí đột quỵ. Hậu quả nguy hiểm mà nhiều người không ngờ tới, khi có thói quen nằm ngủ trên sàn nhà, khi  nhiệt độ cơ thể tiếp xúc với nền sàn lạnh, hệ miễn dịch bị suy yếu tạo điều kiện cho vi rút tấn công. Không ít người cao tuổi bị tai biến, đột quỵ giữa đêm chỉ vì hơi lạnh ngấm vào cơ thể mà không kịp nhận ra. Những cơn đau nhứt buổi sáng, những lần ho kéo dài, những cảm giác tê buốc ở tay chân, rất có thể không phải do thời tiết hay tuổi tác mà chính là hậu quả ngủ dưới sàn nhà, ngủ sai chỗ.

Vậy tuyệt đối không ngủ trực tiếp trên sàn nhà, luôn nằm trên giường, hoặc có bề mặt  cách nhiệt tốt. Nếu  buộc phải nằm trên mặt đất hãy dùng tấm thảm hay nệm đủ dày không để cơ thể tiếp với mặt đất. Giữ cơ thể ấm khi  đi ngủ, đặt biệt là bàn chân, lưng và cổ là những khu vực nhạy cảm dễ bị hơi lạnh xâm nhập vào.

2- Không ngủ nơi có luồng gió mạnh. Nhiều người có thói quen dùng quạt hay điều hoà trong khi ngủ, đặt biệt trong mùa hè oi bức. Để tạo cảm giác dễ chịu, nhưng ban đêm cơ thể vào trạng thái nghỉ ngơi, mạch máu giản nở, lỗ chân lông mở ra để điều hoà thân nhiệt, nếu bị luồng gió mạnh, hoặc điều hoà thổi vào người, hơi lạnh sẽ thấm sâu vào  mạch máu, gây co thắt mạch máu, khiến mạch máu bị rối loạn, đây là nguyên nhân khiến nhiều người bị cảm giác tê cứng tay chân, nhứt vai gáy, thậm chí bị liệt dây thần kinh mặt. Không chỉ có vậy, ngủ dưới luồng gió mạnh còn gây viêm  mạc mũi họng, làm tăng nguy cơ viêm xoan, viêm họng mãn tính. Người có hệ miễn dịch yếu dễ bị cảm lạnh, ho dài khó thở. Thậm chí bị trúng gió méo miệng, do hệ thần kinh bị ảnh hưởng.

Vì thế, không để quạt hay điều hoà thổi trực tiếp vào cơ thể, vào mặt, vào lưng khi ngủ. Nếu dùng quạt hãy để chế độ xoay, hướng lên cao, với điều hoà không nên để nhiệt độ quá thấp, hãy để nhiệt độ cố định. Đặt một chiếc khăn mỏng để giữ ấm ngực và chân,  giúp cơ thể cân bằng nhiệt độ suốt đêm. Dùng máy tạo độ ẩm, hoặc đặt một bát nước để trong phòng điều hoà tránh không làm khô không khí, giúp cho mũi, họng không bị dị ứng.

3- Không ngủ trong phòng quá kín:  Người ta có thể nhịn ăn vài tuần hay nhịn ăn vài ngày, nhưng chỉ thiếu không khí trong vài phút thì sự sống bị đe doạ. Thế nhưng, có người đẩy mình vào trong trạng thái thiếu oxy mà không hề hay biết. Một căn phòng quá kín, không có sự lưu thông không khí, thì nơi đó không phải nơi để ngủ nghỉ. Nơi đó  vô tình là một cái bẫy vô hình khi cánh cửa sổ đóng kín cả đêm, lượng oxy đang cạn dần, trong khi khí CO2 từ hơi thở không ngừng tăng lên. Cơ thể thay vì tiếp không khí trong lành để tạo năng lượng, lại bị đè ép phải hít thở bầu không khí tù đọng  đầy tạp chất. Hệ quả là đau đầu, mệt mỏi, uể ỏi sáng hôm sau, trí nhớ dần suy giảm mà không rõ lý do, không chỉ vậy thiếu Oxy trong khi ngủ làm tăng nguy cơ  đột quỵ và tai biến./.

{]{

KHÔNG ĂN BỐN BỬA, KHÔNG NGỦ BA NƠI, KHÔNG Ở BỐN CHỖ Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét