TÔN GIẢ CA DIẾP VÀ HẠNH ĐẦU ĐÀ
Ma Ha Ca Diếp trước khi gặp Đức Phật, Ngài là
một thanh niên trí thức Bà la môn, là con
của một gia đình giàu có tỷ phú không thua gì cơ đồ ông trưởng giả Cấp Cô Độc,
và sở học, trí tuệ của ngài không thua kém gì ngài Xá Lợi Phất. Thanh niên trí
thức Bà la môn Ca Diếp nầy, nghe tin có Phật ra đời, bèn trong tâm lúc nào cũng
muốn tìm gặp cho bèn được.
Là một con trai trong gia đình tỷ phú, lúc
nào cũng mong muốn ngài có vợ lập gia đình để giữ giềng mối gia phong. Nhưng chàng
trai Ca Diếp không mơ màng việc có vợ. Với áp lực gia đình ép buộc ngài phải có
vợ, với truyền thống Ba la môn và dòng tộc ngài phải chiều theo gia đình chấp
nhận cưới vợ. Nhưng sau khi cưới vợ về, hai vợ chồng sống với nhau 12 năm,
nhưng không khởi tâm dục nhiễm, hai người sống với nhau như hai người bạn. Một
ngày nọ hai người đồng ý đem tất cả tài sản đem ra bố thí, và ra đi tìm đạo với
hai bàn tay trắng để đi tìm Phật học đạo.
Tôn giả Ca Diếp đi qua một con sông thấy một vị Sa môn ngồi
dưới gốc cây, với oai nghi, tướng mạo của vị Sa môn nầy, tôn giả Ca Diếp đoán
biết đây là vị Phật mà mình đang đi tìm,
ngài bèn đến đảnh lễ. Sau đó đức Phật
giáo giới cho ngài Ca Diếp.
Đức Phật nói:
“Nầy Ma Ha Ca Diếp, ông có ba cái ngã mạng ông có biết không? Ngã mạng thứ nhất,
về dòng tộc Bà la môn huyết thống, bảy đời thanh tịnh, ông đang mang trong mình
cái ngã mạng ấy. Cái ngã mạng thứ hai, về
trí thức, ông nghĩ rằng, trí thức của ông vượt trội hơn tất cả, và hiện tại ông
đang ngã mạn với cái trí thức đó. Ngã mạn
thứ ba là về dung sắc, ông nghĩ rằng mình là người có dung sắc hơn thế gian (tướng
mạo Ca Diếp không thua kém gì Đức Phật). Đó là ba cái ngã mạn mà ông đang ôm ấp
trong người ông.
Sau khi giáo giới ba ngã mạn nầy rồi, mà ngài
Ma Ha Ca Diếp chưa chứng đắc được đạo quả nào. Sau đó đức Phật mới kêu ông và
nói: ông tu hành sao mặc cái y quá sang trọng như thế, xa xỉ như thế, ba y của
ông sao đẹp như thế nầy. Ông hãy đổi bộ y này cho Ta, và ông nhận lãnh bộ y thô
tháo nầy là nguồn gốc của nhiều kiếp trước của ông đã từng dùng. Nay Như Lai trả
lại cái hạnh đầu đà thuở xưa cho ông. Và đức Phật mặc cái y sang trọng, còn Ca
Diếp mặc cái y thô tháo, trả lại cái hạnh đầu đà. Một tuần sau ngài Ma Ha Ca Diếp
đắc quả A La Hán. Từ đó ngài Ma Ha Ca Diếp nguyện thọ trì suốt đời 13 hạnh đầu
đà.
13 hạnh đầu đà là cơ sở giải quyết xong
chuyện, ăn, mặc, ở. Đó là giải quyết về vướng bận về thân, còn về tâm cần phải
phấn đấu như thế nào đạt cho được đạo quả giác ngộ giải thoát, là còn thời gian
dài không phải ngày một ngày hai mà xong việc. Không những ngày một ngày hai mà
còn phải đòi hỏi tịnh tu miên mật, tịnh tu mới có cơ hội nhìn lại bên trong tâm
của mình. Chúng ta có thể chấm dứt những phiền não thô bên ngoài, nhưng những
thứ phiền não vi tế trong tâm cần phải tu tập miên mật thời gian mới có thể giải
quyết được. Tịnh tu mới có cơ hội nhìn lại bên trong, rà soát tìm ra những phiền
não vi tế từ vô thỉ kiếp đến nay. Vì thế lộ trình thiền định còn rất dài chứ không phải một sớm một chiều là xong, và
cần phải giải quyết như thế nào.
Với sự thấy biết hạn hẹp của người thế
gian, mới nhìn qua thấy sự tu khổ hạnh, buông bỏ mọi danh vọng, mọi tiện nghi,
không bận tâm về ăn, mặc, ở cho là đã thành đạo. Nhưng thật ra đó là bước khởi
đầu chứ chưa thật sự đến đích, nên cũng không quá đề cao mà quên đi những cái gần
nhất thấp nhất mà ta chưa hành được.
Người đạo Công giáo họ luôn luôn ca ngợi
Chúa trên trời, luôn hướng tâm về nước Chúa, nhưng mọi vệc làm của họ đều nhắm
đến những con người ở dưới đất. Còn người tu theo Phật tâm cứ nghĩ về Phật, cõi
nước Phật mà quên đi những việc làm ở nhân gian, vì thế cõi nước Phật còn rất
xa, biết khi nào cho đến được.
Mãi mê lên núi tìm trầm
Có hay trầm ở trong tâm yên bình
Mãi mê trong cõi hư vinh
Một hôm đất gọi, giật mình tay
không
Trần Ngọc Tuấn
– Quảng Ngãi
Trích
từ lời giải đáp của HT Giới Đức
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét