MUỐN HẾT KHỔ THÌ PHẢI HIỂU KHỔ
Để quan sát được ba đặc tính vô thường - khổ - vô ngã của vạn vật
bên ngoài, thì trước hết hành giả phải quan sát thân tâm chính mình từ những cảm
giác buồn vui, thiện ác, thương thích, ghét sợ....
Đời sống của người
không tu tập là những ngày tháng trốn khổ tìm vui trong KHỔ và sự hành trì tam
học chính là hành trình chán sợ khổ. Mà khi đã chán sợ rồi thì không còn tha
thiết đầu tư. Không có tập đế thì làm gì có khổ đế, và con đường dẫn đến sự lìa
bỏ tập đế chính là đạo đế.
Để quan sát được ba
đặc tính vô thường - khổ - vô ngã của vạn vật bên ngoài, thì trước hết hành giả
phải quan sát thân tâm chính mình từ những cảm giác buồn vui, thiện ác, thương
thích, ghét sợ.... qua từng phút giây sống trong từng hoạt động lớn nhỏ như:
đi, đứng, nằm, ngồi, co, duỗi, cầm, buông, nhúc nhích, xê dịch và rốt ráo nhất
là qua từng hơi thở ra vào.
Bản chất đặc tính
vô thường luôn có sẵn ở đó, ta cứ nhìn thì sẽ thấy. Không chịu nhìn thì làm sao
thấy và cứ đời này sang kiếp khác sống trong ảo tưởng, trong niềm hy vọng về sự
bền vững, trường cửu mà thực ra không bao giờ có thật ở đời.
Với nhận thức về sự
vô thường của vạn hữu, lợi ích đầu tiên là hành giả sẽ bỏ dần những nghi hoặc
cùng những bận tâm về cái gọi là tôi, của tôi, thiên hạ, của thiên hạ qua thái
độ sống trong sáng và lành mạnh, không trốn chạy cũng không tìm kiếm bất cứ thứ
gì ở đời.
Làm được như vậy
thì dầu chưa là Thánh thì phàm phu nào chắc chắn cũng được sống an lạc hiện
tiền. Có an lạc thì mới có định, có định thì tuệ càng thêm vững mạnh. Tuệ càng
mạnh thì sự an lạc càng lớn... Cứ như vậy, định hỗ trợ cho tuệ và ngược lại. Đó
chính là hành trình chỉ quán song tu.
Khi thấy được sự
hiện hữu của mình chỉ diễn ra trong từng phút giây sanh diệt của danh sắc là cả
một sự mệt mỏi và tẻ nhạt thì người ta mới có ý hướng thiết tha nhắm đến sự
giải thoát. Thánh trí không thể xuất hiện ở một người còn đang mơ hồ về bản
chất của sự hiện hữu. Có biết rõ mình là gì và đang ra sao thì người ta mới có
thể chán sợ và ly tham, rồi từ đó chứng thánh.
Nhóm ghi chép: ÁNH SÁNG ĐẠO VÀ
ĐỜI
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét