Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2024

KHÔN CŨNG CHẾT, DẠI CŨNG CHẾT, BIẾT KHÔNG CHẾT

 

KHÔN CŨNG CHẾT, DẠI CŨNG CHẾT,

 BIẾT KHÔNG CHẾT

Ở một xứ sở nọ, có một ông vua bị chột một mắt, bị cụt một chân. Ông vua này ra tuyên bố, các hoạ sĩ tài ba nào vẽ chân dung của ông thật đẹp thật đúng để ông lưu ảnh về hậu thế. Nếu ông thấy vừa ý ông, ông sẽ trao cho kho báu.

           Lời tuyên bố của ông vua cụt chân chột mắt này đưa ra, có nhiều hoạ sĩ vẽ chân dung ông. Có một hoạ sĩ tài ba vẽ chân dung ông với một thân hình đầy đủ tuyệt đẹp. Ngồi có đủ hai chân và hai con mắt, vì hoạ sĩ không dám vẽ sự thật về tướng xấu của ông vua là cụt chân và chột mắt. Nghĩ rằng vẽ thật tướng thiếu sót cơ thể của vua sẽ mắt tội, vì thế anh hoạ sĩ vẽ thêm cho ông vua một chân và một con mắt, hy vọng mình sẽ được vua khen và đạt giải thưởng cao.

         Không ngờ, sau khi vẽ xong bức chân dung của ông vua chột mắt cụt chân, đem trình với vua. Ông vua nhìn ngắm xong rồi tuyên bố đem xử trảm vị hoạ sĩ tài ba này. Các hoạ sĩ còn lại cũng thất kinh hết vía cho việc hoạ vẽ hình vua. Rồi sau đó ông vua cũng lên tiếng tuyên bố vẽ chân dung ông  có ai vẽ đẹp đúng ý ông, ông sẽ trao cho kho báu.  Qua sự kiện của anh hoạ sĩ trước, các hoạ sĩ sau cũng cảm thấy e sợ, nhưng với lòng tham cũng có một số hoạ sẽ vẽ. Có anh hoạ sĩ vẽ chân dung của vua. Anh này vẽ ảnh vua như thật, cũng chột mắt, cụt chân, không thêm không bớt. Anh nghĩ rằng vẽ chân thật hình ảnh của vua, thế nào vua cũng hài lòng. Lại bất ngờ khác, sau khi ông vua xem ngắm bức hình vẽ của mình, vua tuyên bố đem vị hoạ sĩ này ra xử trảm. Qua hai cách vẽ của hai vị hoạ sĩ ai cũng hết hồn vía, không biết vẽ thế nào cho đúng ý vua. Nhưng sau hai bức hoạ bị vua không chấp nhận và cho xử trảm, ông vua này cũng lại tuyên bố như cũ nếu ai vẽ đúng sẽ được thưởng kho báu. Lần này trải qua thời gian lâu không có hoạ sĩ nào dám lên tiếng để vẽ, lại có một hoạ sĩ nghĩ ra cách vẽ chân dung của ông vua khác hai vị trước, hầu mong đạt được giải thưởng mà khỏi mất mạng. Anh hoạ sĩ này bèn vẽ chân dung của vua, ngồi trên lưng con ngựa, và đang dương cung bắn. Con mắt chột anh ta cho nhắm lại, còn con mắt còn lại theo dõi cây cung, cái chân cụt kia anh cho khuất dưới lưng ngựa, chân còn lại anh cho để lộ trên lưng ngựa bên đang nhìn. Như vậy một bức tranh hoàn hảo được trình ra mắt vua. Hình ảnh của vua thấy không đủ hai mắt hai chân, không thấy sự thiếu khuyết của con mắt chột và cái chân cụt. Nhưng vẫn diển tả được hình ảnh của vua một cách trung thực. Vì thế được vua chấp thuận bức tranh của hoạ sĩ này, và kho báu được trao cho anh ta .

         Qua câu chuyện ngụ ngôn nầy, ý nói ở đời việc gì nói dối, nói thêm thắt, cũng không yên thân, còn nói thật quá thì chạm tự ái người, họ cũng không để cho mình yên. Mà phải nói làm sao không mất lòng người khác, mà mình được an toàn, là điều rất khó. Trong xã hội xưa cũng như ngày nay thế thái nhân tình cũng như vậy. Nói thật người ta sẽ quy chụp cho cái tội vu khống, bôi nhọ họ. Nói thêm, nói bớt, người ta sẽ quy chụp cho cái tội giả dối, lừa đảo, mê hoặc lòng người. Vì thế đức Khổng Tử mới than: Làm người khó, làm người khó. Khổng Tử một hôm đến nhà người bạn thăm chơi, người bạn bảo người nhà đem con chim không biết gáy ra làm thịt đãi khách. Khổng Tử nghe vậy mà không vui trong lòng. Rồi một hôm Khổng Tử cùng đồ đệ đi ngang qua khu rừng, mọi người đang đốn cây, họ bảo nhau rằng, nên đón mấy cây thẳng, chứ đừng đốn những cây cong, về không dùng được. Qua hai sự việc Khổng Tử mới than, làm con người sống được ở đời quá khó. Ngu cũng chết, dại cũng chết, ngay thẳng cũng chết, vậy phải sống như thế nào đây? Khó quá, khó quá./.

KHÔN CŨNG CHẾT, DẠI CŨNG CHẾT, BIẾT KHÔNG CHẾT Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét