Thứ Hai, 2 tháng 9, 2024

NIẾT BÀN

 

NIẾT BÀN

          Từ Niết Bàn là từ dùng trong giáo lý đạo Phật, là đích đến của sự tu hành của đạo Phật, trong kinh có chỗ khẳng định Niết bàn là điểm đến cuối cùng của tất cả người tu trong các pháp môn theo đạo Phật. Nhưng lại có kinh lại phủ nhận không có Niết bàn để đến, vậy có thật Niết bàn hay Niết bàn là một từ khái niệm?

          Trước hết chúng ta phân định Niết bàn là gì? Có  hai cách nói về Niết bàn. Điểm đến cuối cùng mà người tu nhắm đến là “cõi Niết bàn” hay là “Niết bàn là một trạng thái của tâm”. Theo định nghĩa về Niết bàn là một trạng thái của tâm không còn đau khổ hay phiền não, gọi đó là Niết bàn. Vậy Niết bàn là một trạng thái tâm lý, chứ không gọi Niết bàn là “cõi Niết bàn”.

         Niết bàn có nhiều dịch giả định nghĩa từ Phạn văn gọi là Nivana. Trong Phật giáo Niết bàn là đích đến cuối cùng của các nhà tu hành.

          Niết bàn hay nhập Niết bàn có nghĩa là chấm dứt nghiệp báo luân hồi, thoát khỏi sanh tử. Những tham, sân, hận thù trong cõi này sẽ chấm dứt và chuyển sang trạng thái khác, tâm linh hoàn toàn thanh tịnh, yên tĩnh, sáng suốt, không vọng động, diệt ái dục, xoá bỏ vô minh. Trạng thái tâm tịnh hoàn toàn thanh tịnh, giải thoát mọi khổ đau.

          Niết bàn không phải là con người mất đi sinh mạng và rời bỏ thế gian, mà là để chỉ cảnh giới lý tưởng cao nhất mà người tu có thể đạt được trong đời sống hiện tại chứ không phải  hứa hẹn sau khi chết.

          Đạo Phật phân Niết bàn thành hai loại: Hữu dữ y Niết bàn và Vô dư y Niết bàn. Không chỉ ở trong đạo Phật mà ở các đạo khác Niết bàn vẫn tồn tại, tùy nhìn ở nhiều cách khác nhau. Hữu dư y Niết bàn ta có thể hiểu đây là trạng thái Niết bàn tương đối. Hữu dư y Niết bàn là dứt sạch phiền não vọng hoặc trong ba cõi, nhưng thân mạng còn thân của nghiệp báo dư thừa. Còn Vô dư Niết bàn là trạng tâm sau khi chết không lưu chuyển trong lục đạo luân hồi.

           Ngoài hai Niết bàn trên còn có hai loại: Phần chứng Niết bàn và Cứu cánh Niết bàn. Phần chứng Niết bàn chỉ cho sự dập tắt phiền não được một phần nào, thì đó gọi là phần chứng Niết bàn. Ví dụ như trong 5 giới, giữ  được một giới như không uống rượu, thế là ta có Niết bàn về việc không uống rượu. Còn Cứu cánh Niết bàn là trạng thái Niết bàn cao nhất, rốt ráo nhất, Niết bàn này chỉ có Phật mới đủ công năng của cảnh giới Niết bàn này. Phần chứng Niết bàn, Hữu du y Niết bàn, vô dư y Niết bàn dành cho chúng sanh từ phàm phu đến hiền, Thánh và Bồ tát, có đủ ba loại Niết Bàn, tùy theo công năng tu tập và hoá độ chúng sanh, mà trạng thái Niết bàn có cao, có thấp. Phật trí tuệ và phước đức hoàn toàn đầy đủ nên Niết bàn ở cảnh giới gọi là Cứu cánh. Còn lại từ các hàng Bồ tát, Thanh văn, Duyên giác tuỳ theo công hạnh tu hành mà Niết bàn có sự cao thấp.

          Tuy Niết bàn thì không có sự phân biệt cao thấp sao lại chia ra có các loại khác nhau. Vì đứng trên mặt tương đối thì Niết bàn có cao thấp, còn đứng trên mặt tuyệt đối thì Niết bàn không cao không thấp, không thể diễn tả thành lời.

          Niết bàn là một pháp không sanh, không phát khởi, không tạo thành, không do duyên sanh. Niết bàn không có hạn lượng, không có nơi chốn, vì Niết bàn là vô tướng nên khó vào…

          Vì thế dùng từ Niết bàn thì đúng với tinh thần giáo lý, còn gọi “cõi Niết bàn” thì chưa phù hợp. Vì Niết bàn thì vô sanh, vô khởi, vô diệt, vô tướng, nên không thể gọi là cõi được. Vì Vô sanh, Vô tướng nên các kinh có chỗ phủ nhận không có Niết bàn như kinh Lăng già, Kinh Bát Nhã v.v..

          Tất cả không Niết bàn

          Không Niết bàn của Phật

          Không có Phật Niết bàn.

Vì vậy danh từ Niết bàn và Xá lợi chỉ là ảo giác. Dạy chúng ta buông bỏ tất cả chấp trước tận cùng.  Niết bàn không phải cảnh giới để dành cho người tu, không phải là vùng đất hứa, tu rồi về Niết bàn. Với tấm lòng đại bi của Bồ tát. Niết bàn là một hình thái diễn tả sự tận tâm tận lực vì chúng sanh, làm hết việc nhưng không thấy có người làm, hay làm cho ai…

         Đức Phật sau khi giác ngộ dưới gốc cây Bồ đề, ngài nói: “Ta là Phật đã thành, tất cả chúng sanh là Phật sẽ thành”. Có nghĩa là Ta đã đạt cảnh giới Niết bàn, tất cả chúng sanh sẽ đạt cảnh giới Niết bàn như Ta. Niết bàn là sự tận trừ hết tất cả khổ đau, phiền não, tham, sân v.v…

          Như vậy, Niết bàn và sanh tử là một, hiểu biết điều này mỗi người chúng ta ai cũng biết mình đều có Tự tánh, Tự tánh là Niết bàn- Niết bàn là Phật tánh.  Phật là người đã đạt được Tự tánh, mà đã đạt Tự tánh rồi thì không còn phiền não khổ đau, không còn mê chấp. Hiểu được Tự tánh, hiểu được trạng thái Niết bàn, chúng ta không còn trông chờ một cõi Niết bàn xa xôi vĩnh hằng nữa./.

         Có người nghi hỏi thật có địa ngục hay thật có Thiên đàng và Niết bàn không? Để trả lời câu hỏi này, Niết bàn, thiêng đàn hay địa ngục cũng có và cũng không.  Niết bàn và thiêng đàng có với những người có đức tin, có với những người bỏ ác làm lành. Còn Niết bàn, thiêng đàng không có đối với người làm ác và không có lòng tin. Và địa ngục có đối với những người làm ác, và địa ngục không có đối với những người hiền lạnh. Như vậy có Niết bàn hay không Niết bàn, có địa ngục hay không địa ngục. Tất cả đều do tâm tạo tác có và không có./.

                                                {]{

NIẾT BÀN Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét