GÓT CHÂN SƯ MINH TUỆ
Gót
son Mẹ tặng cho Thầy
Nâng
niu ngày tháng sợ trầy sợ đau
Chân
Thầy dẫm đến đâu
Mãnh
sành sỏi đá gục đầu xót xa
Hình
hài Cha tặng cho Thầy
Chăm
con mau lớn đợi ngày hiển vinh
Thầy
đi khất thực bị khinh
Kẻ
đánh người đấm gồng mình chịu đau
Trời
giăng nắng cháy da đầu
Tạt
mưa ướt áo qua cầu gió theo
Bắc
Nam đồi núi cheo leo
Vượt
rừng lội suối, vòng vèo ai hay
Mỗi
ngày ăn bữa cơm chay
Cơn
nguội khoai sắn xin vầy là sang
Có
ngày khuất núi xa làng
Nhịn
hai ba bữa chiều tàn cũng qua
Nghĩa
trang mượn tạm làm nhà
Nhặt
miếng giẻ rách khâu ba bốn đường
Mỗi
ngày gói ghém yêu thương
Y áo
Thầy mặc khiêm nhường sắc son
Thầy
ơi chân cứng đá mòn
Mong
Thầy sức khoẻ đạo tròn đường tu.
Sưu tầm
Hình ảnh sư Minh Tuệ phá vở mọi ranh giới địa lý và
tôn giáo để đến với tất cả mọi chúng sanh. Không phân biệt địa lý, tôn giáo hay
bất cứ thành phần nào trong xã hội.
Hàng vạn người
không những ở trong nước mà ở tất cả các nước trên thế giới, mọi thành phần
trong xã hội, từ nhân sĩ trí thức, doanh nhân, các chính trị gia cho đến những
người dân bình thường trong xã hội đều nghiêng mình tán thán sư Minh Tuệ, và
trong đó có rất nhiều Linh Mục Công giáo, cũng lấy đạo hạnh của sư Minh Tuệ làm
gương sáng cho các tín hữu của họ noi theo, hình ảnh sư Minh Tuệ đã xuất hiện
nhiều trong các thánh lễ người Công giáo.
Vì các Linh Mục mượn hình ảnh của sư Minh
Tuệ đi khất thực khổ hạnh, họ nói có những nét giống cuộc đời hành đạo của Chúa
Jesus, để các tín hữu tin và noi theo. Đây là một thông tin vui nhưng trong đó
cũng có những ý nghĩa trắc ẩn của sự tôn vinh của các vị Linh Mục Công giáo. Vì
thế khi nghe người ta khen mình, hãy nhìn lại mình có đủ tiêu chuẩn bên trong
và bên ngoài để tương xứng với sự tôn vinh và ca ngợi ấy hay không. Cho nên hãy
xem lại 10 điều chớ vội tin trong kinh Kamala Phật đã dạy.
Phần
bình luận.
Sư Minh Tuệ chưa phải là Phật, là Bồ tát mà mọi
người đưa lên và so sánh, một người phàm tục ngang hàng với Phật, Bồ tát, Chúa
là điều vô cùng si mê và tội lỗi. Sự đi khất thực và thực hành một số khổ hạnh
của sư Minh Tuệ phải nói sư có chí, giỏi kiên trì hạnh nầy. Nhưng cả đời sư
không thể thực hành cho trọn vẹn, lúc nào đó bệnh hoạn đến, già nua đến , thời
tiết khắt nghiệt đến không thể ung dung tu được. Và hạnh nầy ai cũng thích
nhưng không mấy ai thực hành nổi, và sự thực hành của sư Minh Tuệ còn có nhiều
điểm cần phải xét lại.
Như chiếc y phấn tảo kết bằng nhiều mãnh vải
nhiều màu, sau đó phải nhuộm cho cùng chung một màu gọi là y hoại sắc, chứ
không phải chiếc y nhiều màu thì chưa phù hợp với y trong kinh luật Phật chế.
Vì nó có nhiều màu không phù hợp với đạo phong, vô tình nay nó trở thành mốt thời
trang mà mọi người cùng hưởng ứng.
Tu học phải
có thầy tổ, tăng đoàn, nếu không phải là người thượng căn thượng trí, thì sự tu
học phải có thầy hướng dẫn, có bạn đồng tu, mới gọi là Tăng. Nếu tất cả người
tu như sư Minh Tuệ thì ngoài xã hội làm sao kiểm soát để ổn định an ninh trật tự.
Giáo hội không quản lý được người tu, sẽ xuất hiện nhiều người giả tu, gây ảnh
hưởng không tốt cho đạo và đời.
Nói chung, phải ghi nhận sự xuất hiện hình ảnh
của sư Minh Tuệ, mà người dân xưa nay uất ức những điều bất cập trong chốn chùa
chiền, chưa tiện bộc lộ ra, nay nhân hình ảnh “an bần thủ đạo”, “tinh thần tri
túc” của Phật dạy mà sư Minh Tuệ đã thực hiện được, nên họ cùng nhau đề cao đến
đỉnh, đó là cơ hội để giáo hội và các sư tăng xét lại và điều chỉnh cách sinh
hoạt cho phù hợp với lời Phật dạy. Đồng thời chấn chỉnh những Tăng Ni phẩm hạnh
và cách ứng xử đối với quần chúng và Phật tử xa rời đạo hạnh của người tu.
Sư Minh Tuệ vô tình đã góp phần chấn chỉnh
những sai lầm trong giáo hội nói chung và các sư tăng nói riêng có cơ hội làm mới
lại, và đã làm rất nhiều người nhìn qua hình ảnh sư Minh Tuệ mà thay tâm đổi
tánh, bớt tham, sân, si phải trái thị phi v.v.. Nhưng đừng quá đề cao sư Minh
Tuệ là Phật, Bồ tát, là Chúa, là siêu nhân thì là một tội lỗi với Phật, Bồ tát
và Chúa.
Trong các
phong trào “cách mạng” muốn thay đổi một nhận thức, một chính sách, một đường lối
v.v… người ta phải chủng bị kế hoạch, phương án, sách lược, con người tập thể số
đông, và thời gian mới có thể thay đổi được lòng người, nhận thức con người trở
về với chính nghĩa mà họ mong muốn. Trải qua thời gian, công sức, tiền của vật
chất, và thân mạng con người, mới thay đổi được. Ví như, năm 1963, muốn thay đổi
nhận thức kỳ thị tôn giáo của chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm. Toàn thể
Tăng Ni và tín đồ Phật giáo phải đấu tranh, biểu tình, tuyệt thực, tự thiêu,
cùng với quân lực vào cuộc mới thay đổi được một chính quyền không hợp lòng
dân.
Nay một mình
sư Minh Tuệ, với độc thân một mình đi chân đất, ôm lõi nồi cơm điện, xin ăn
ngày một bữa, đêm ngủ dưới gốc cây, nhà hoang, nghĩa địa. Đã trở thành biểu tượng
“cách mạng” thay đổi tâm lý con người khắp
năm châu bốn biển, trong một thời gian ngắn chỉ một tháng. Không những thay đổi
những việc bất cập trong chốn chùa chiền, mà ngay cả những người dân và các tôn
giáo bạn. Thật là một điều “kỳ lạ” vô tiền khoáng hậu, trước đây chưa từng có.
Một cuộc cách mạng không tốn thời gian và không gian, không tổn hại người và của
cải vật chất.
Vì thế, có số người nói sư Minh Tuệ đi xin ăn
không đóng góp gì cho xã hội, lại làm mất trật tự giao thông v.v… Đây là lời nhận xét thiếu sự cân nhắc, sư
Minh Tuệ xin ăn ngày một bữa không tốn kém gì của ai bao nhiêu, nhưng sư làm được
một việc mà chưa ai làm được. Đó là làm thay đổi nhận thức con người, nghĩ chỉ
có ăn mặc ở đầy đủ mới là hạnh phúc. Nay nhìn lại hạnh tu “Tam thường bất túc” mới
chính là hạnh phúc thật sự. Tức là ăn, mặc, ở không quá cầu kỳ dư thừa, vừa đủ
thì là sự hạnh phúc.
Còn nói sư Minh Tuệ làm rối loạn an ninh trật
tự giao thông. Sự ngưỡng mộ của mọi người dân tạo nên đám đông đi theo sư Minh
Tuệ chứ bản thân sư không bao giờ muốn. Dù có gây nên mất trật tự giao thông
nhưng nó đem lại sự hữu ích vô cùng quan trọng. Đó là thay đổi được lòng người,
thay đổi cái xấu ác trở về cái thiện, thay đổi tà trở về chánh, trả lại công bằng
cho những người cô thế chịu thiệt thòi bấy lâu nay. So ra sự mất an ninh trật tự với sự rối loạn
an ninh trật tự của các trận bóng đá, toàn dân cả nước, đâu đâu cũng xuống đường
cổ vũ, nhưng không ai phàn nàn mất trật tự.
Vậy hai nhận xét về sư Minh Tuệ là người vô dụng
không làm lợi ích cho xã hội và làm mất an ninh trật tự là chưa đúng./.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét