MƯỜI ĐIỀU CHỚ VỘI TIN TRONG KINH KAMALA
Người dân xứ Kamala hỏi đức Phật, bạch Thế Tôn
ở đời ai cũng nói đạo mình tốt, đoàn thể mình tốt. Vậy chúng con dựa vào đâu để
biết cái nào tốt cái nào chưa tốt để chúng con tin theo. Đó là nguyên nhân Phật
nói ra bài kinh Kamala.
Dù tu phương pháp nào, người có đạo hay không
có đạo, Tu pháp môn Tịnh độ, tu pháp môn Thiền, hay Mật tông, hãy biết 10 điều
chớ vội tin nầy trong kinh Kamala. Mười điều nầy, giúp hành giả có trí tuệ để
mình không bị lầm lạc trong việc tu tập. Nhất là trong xã hội ngày nay có rất
nhiều điều tinh vi, khó biết khó nhận ra, chúng ta dễ mắt lừa vào cạm bẫy sai lầm.
Khi vào mê cung cạm bẫy nầy hầu như đa phần rơi vào mê tín dị đoan. Khi đã vào
cạm bẫy mê tín dị đoan dẫn đến khiến thân làm ác, miệng nói ác, vì thế 10 điều
trong kinh Kamala nên biết và nên nhớ.
Đức
Phật nói với người dân Kamala, nầy các người! Chớ có vội tin điều gì, vì điều
đó được nghe nhiều lần. Chớ có vội tin điều
gì, chỉ vì đó là truyền thống. Chớ có vội tin điều gì, vì đó là lời nói của bậc
thầy nổi tiếng… Chớ có tin rằng, điều đó
phù hợp với lập trường của mình….
Nội dung kinh nói lên tinh thần giác ngộ
của đạo Phật, muốn có giác ngộ phải có trí tuệ. Kinh Kamala Tăng Chi Bộ, Chương
Ba Pháp, thường được nhiều người xem là một “Hiến chương Phật giáo về Tự do trạch
vấn”. Kinh khai thị về đức tin chân chánh. Chớ vội tin, chỉ vì điều đó được ghi
trong kinh sách hay kinh điển. chớ vội tin điều gì vì điều đó lý luận siêu hình…Mà
hãy tin và chấp nhận và thực hiện những điều thiện mang lại hạnh phúc, vì chúng
phát xuất từ động cơ, không tham, không sân, không si…
Ở đây chúng ta đem một điều trong 10 điều để
tham khảo và quan sát một trong 10 điều trên 2500 trước đức Phật đã nói nay có
còn phù hợp không.
Một trong 10 điều chớ vội tin. Điều chớ có tin
rằng, điều đó phù hợp với lập trường của mình. Vì thế dù có khó khăn vất vã, có
nguy hiểm đến tính mạng chúng tôi cũng không thay đổi lập trường của chúng tôi.
Chúng tôi tin đó là đúng, là chân lý…Lập trường là sự tư duy của một cá nhân, của
nhóm tập thể, tạo nên một nguyên tắc, một quy định, một đạo luật, một pháp chế
v.v…để rồi họ cố chấp vào những thứ tư duy đó cho là chân lý. Nhưng một khi những
sự tư duy đó không còn phù hợp nữa, cá nhân người đó, hoặc tập thể đó cảm nhận
những tư duy đó không đúng, nhưng họ vẫn không thay đổi. Họ nói rằng đó là lập
trường của tôi như vậy đó. Vì họ sợ mất sĩ diện cho nên họ không chịu thay đổi,
vì bản ngã quá lớn, vì sợ mất mặt, biết sai nhưng vẫn cố chấp không thay đổi,
khăn khăn giữ đúng lập trường của mình, quan điểm của mình không thay đổi, đó
là hạng người cố chấp, sĩ diện sợ mất mặt với mọi người, nên vẫn giữ quan niệm
sai lầm, cứ cho là đúng.
Ví dụ trong gia đình, người
chồng luôn cho mình là đúng, mình là gia trưởng nên mọi người phải tuân thủ.
Người chồng có quyền nên ai nói gì cũng không nghe, ai góp ý cũng không thay đổi.
Từ đó các thành viên trong gia đình đều không kính nể tôn trọng và tuân phục dẫn
đến cải vã, bất đồng nhiều lúc xảy ra chửi mắn, đánh đập nhau trong gia đình. Dẫn
đến ly hôn, vợ chồng, con cái không hưởng được hạnh phúc gia đình.
Hay trong dòng tộc, quan niệm
về cúng giỗ là phải năm bò bảy heo, thì mới là báo hiếu ông bà cha mẹ, quan niệm
xưa bày nay làm. Nay thời đại văn minh có người không tin vào điều đó, góp ý
cúng chay. Thế là nhiều ý kiến bất đồng xảy ra từ nơi những gia trưởng. v.v..từ
đó tình huynh đệ dòng tộc cũng không còn đầm ấm, dẫn đến cãi vã xung đột v.v . Ở
ngoài xã hội, đưa đến biểu tình, chống đối, đình công. v.v… Chung quy từ sự cố
chấp không nhìn nhận sự thật, những lập trường sai không chịu thay đổi, dẫn đến
tan nát mọi việc.
Trong các điều để tin trong
cuộc sống, có thể một ngày nào đó điều mình tin không còn phù hợp. Nhưng duy có tin vào nhân quả là cơ bản nhất
không bao giờ sai sót. Nhân quả không phải là luật Phật chế đặt ra, nó là một
luật tự nhiên được Phật khám phá và hướng dẫn cho con người hiểu và ứng dụng luật
nhân quả để có cuộc sống bớt khổ được vui, đem lại an lạc cho tự thân, hạnh
phúc gia đình và an ninh trật tự cho xã hội.
Chỉ tin vào luật nhân quả
thì con người bớt khổ đau, bớt lầm lỗi, hiện đời sống an lạc, đời sau không đi
vào các cõi ác./.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét