BỜ BÊN KIA
Khi còn phàm phu, sống trong vọng tưởng,
chấp tướng làm sự thật, nương theo thức mà phân biệt, thì có bờ bên này, bờ bên
kia. Nhưng khi tu tập thấu đạt được chân lý, chứng nhập được Tự tánh thì không
thấy có bờ bên này hay bờ bên kia. Vì thế kinh Bát nhã nói: “Sắc tức thị Không,
Không tức thị Sắc” .
Bờ bên kia, gọi là bỉ ngạn là cõi Niết Bàn,
không còn sanh tử, không còn phiền não, không còn sanh diệt. Làm sao đây?
Rốt cuộc một
câu chỉ thẳng. Do dính mắc nơi tâm, nơi cảnh thì gọi là bờ bên này. Buông đi,
không còn dính mắc thì đó gọi là bờ bên kia. Không cần thay đổi con người, thay
đổi vị trí. Ngay chỗ đứng của mình mà không dính mắc, thì đó là ở bờ giác, bờ
bên kia rồi. Nói thì dễ nhưng thực hành thì khó vô cùng. Nhưng ít ra cũng giúp
chúng ta không còn khắc khoải đi tìm một bờ an nghĩ, biết cách dừng, tự buông bỏ
thì ngay đó là bờ an vui.
Ví như ta
đang bực bội sân si, mặt mày nhăn nhó, bổng dưng buông được cơn nóng giận trong
lòng thì ngay lúc đó mặt mày hết nhăn nhó, tâm hết giận, ngay đang chỗ đứng
chính là bờ bên kia, là nơi an lạc, là nơi ra khỏi phiền não khổ đau.
{—]–{
Khi còn phàm phu, sống trong vọng tưởng,
chấp tướng làm sự thật, nương theo thức mà phân biệt, thì có bờ bên này, bờ bên
kia. Nhưng khi tu tập thấu đạt được chân lý, chứng nhập được Tự tánh thì không
thấy có bờ bên này hay bờ bên kia. Vì thế kinh Bát nhã nói: “Sắc tức thị Không,
Không tức thị Sắc” .
Bờ bên kia, gọi là bỉ ngạn là cõi Niết Bàn,
không còn sanh tử, không còn phiền não, không còn sanh diệt. Làm sao đây?
Rốt cuộc một
câu chỉ thẳng. Do dính mắc nơi tâm, nơi cảnh thì gọi là bờ bên này. Buông đi,
không còn dính mắc thì đó gọi là bờ bên kia. Không cần thay đổi con người, thay
đổi vị trí. Ngay chỗ đứng của mình mà không dính mắc, thì đó là ở bờ giác, bờ
bên kia rồi. Nói thì dễ nhưng thực hành thì khó vô cùng. Nhưng ít ra cũng giúp
chúng ta không còn khắc khoải đi tìm một bờ an nghĩ, biết cách dừng, tự buông bỏ
thì ngay đó là bờ an vui.
Ví như ta
đang bực bội sân si, mặt mày nhăn nhó, bổng dưng buông được cơn nóng giận trong
lòng thì ngay lúc đó mặt mày hết nhăn nhó, tâm hết giận, ngay đang chỗ đứng
chính là bờ bên kia, là nơi an lạc, là nơi ra khỏi phiền não khổ đau.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét