Thứ Hai, 2 tháng 9, 2024

LỜI CẢNH HUẤN CỦA THIỀN SƯ CÔ SƠN

 

LỜI CẢNH HUẤN CỦA THIỀN SƯ CÔ SƠN

Đạo pháp suy vi, cách Thánh càng xa, kẻ mặc Ca sa tuy đông, mà hết lòng tu đạo thì rất ít. Ganh đua danh lợi, lấy đó làm kỹ năng. xem việc lưu thông Phật pháp như trò đùa con trẻ, khiến cho pháp môn chìm lắng, giáo cương suy đồi. Thật chỉ biết trông cậy vào người sau gánh vác, đạo này mà thôi.

                                      (Pháp sư Cô Sơn-Trí Viên (97-1022)

          Sư siêng năng học tập, cẩn trọng hành tàng (gặp thời thì thi hành, nếu không thì ẩn giấu, riêng mình tự vui). Bạn ác tránh xa, bạn lành nên kết, vì pháp quên thân, điều tốt không khoe, lỡ phạm phải mau sửa đổi. Giữ lòng nhân nghĩa cho bền cho lâu, không lay chuyển. Ở trong cảnh nghèo khó vẫn vui vẻ, không lo sầu. Như thế tránh được các ác duyên tai hoạ. Phước tự tìm tới, cần gì phải coi tướng để hỏi về số mạng, xu nịnh kẻ quyền thế, kiếm chút vinh hoa, chọn ngày coi giờ, mong cho qua thời vận xui xẻo. Đó đâu phải cách thức của người tu, mà chỉ vọng tình của kẻ thế tục.

          Thấy bậc hiền phải nghỉ sao cho bằng, thấy điều nhân không nên từ chối, noi theo chí cả cầu học của Thiện Tài Đồng tử. Gặp danh lợi tâm không lay động, đối với sống chết không lo không phiền. Giả sử công thành sự toại, cũng phải từ gần đến xa, chẳng cầu danh mà danh tự đến, chẳng mời chúng mà chúng tự tìm.  Đủ trí tuệ để chiết phá mê lầm, đủ lòng từ để nhiếp phục chúng nhân. Lúc khốn cùng lo tu cho chính mình, khi thông đạt đem lợi ích cho thiên hạ. Khiến cho ngọn đuốc sắp tắt nay trổi lên, thế mới là bậc đại trượng phu, là sứ giả Như Lai.

          Ở trong môi trường thanh tịnh tâm trí mê mờ, trong chỗ xấu ác không biết giữ mình. Ngôn ngữ hành vi sai trái không chịu thay đổi, không lo không sợ… đến nổi lâu ngày trở thành thói quen, tự huỷ đời mình. Những kẻ như thế đáng thương, biết làm sao cho nên nói, kẻ mặc Ca sa thì nhiều, người tu thì ít.

          Leo lên núi nghỉ học sao cho cao.  khi xuống nước nghỉ học sao cho sạch.  ngồi trên đá nghỉ làm sao cho vững.  thấy cây tùng phải  nghĩ làm sao cho ngay cho thẳng. nhìn thấy trăng nghĩ phải học sao cho sáng tỏ. Muôn cảnh muôn vật đều có sở trường riêng, ta đều có thể tìm được điểm tốt trong đó để học. Muôn cảnh không nói mà còn có thể học, huống nữa là người biết nói rằng, sao không học. Ở đời có thứ cầu không được, lại có thứ cầu ắt được. Cầu không được là cầu danh cầu lợi, cầu ắt được là cầu đạo.

          Ngọc không dũa thì không thành đồ quý, người không học không biết đạo lý, thời gian đi qua thấm thoát bạc đầu, già bịnh đến, năm tháng chất chồng, mới biết sơ mùi đạo. Giờ đến tuổi cao bóng xế, sợ học không còn kịp. Do vậy, còn khoẻ, còn mạnh phải siêng lo tu học, để đến ngày 30 tháng chạp có muốn học cũng học không được nữa.

          Chim chóc muốn tìm chỗ để nghỉ, phải lựa nơi rừng núi, người muốn cầu học, phải tìm thầy chọn bạn. Vì bậc thấy là chỗ khuôn phép, đạo bạn là chỗ dựa nương. Nếu không ra không, phép không ra phép. Muốn thành cái bánh phải có bột có đường có khuôn, nếu không khuôn không bột, bánh làm sao nên? Người học đạo cũng vậy, cần phải tìm thầy học đạo mới trí mở tâm khai, đạo mầu mới sáng./.

{]{

LỜI CẢNH HUẤN CỦA THIỀN SƯ CÔ SƠN Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét