TAM
ĐỀ NGŨ QUÁN
Ngũ quán nhược thông kim dị hoá
Tam đề vị liễu thuỷ nan tiêu
“
Ngũ quán thông rồi, vàng tiêu được
Tam đề chưa rõ, nước không tan ”
Người
tu tập trong khi ăn phải quán ; Trước là Tam đề sau Ngũ quán; Ba miếng cơm lạc
đầu tiên quán Tam đề ( cơm lạc là ăn cơm không có đồ ăn ) là :
1/
Là Nguyện đoạn nhứt thiết ác
2/
Là nguyện tu nhất thiết thiện
3/
Là nguyện cứu độ hết thảy chúng sanh
NĂM
QUÁN
Là
trong khi ăn, vừa ăn vừa quán tưởng năm
pháp quán sau đây :
1/
Khi ăn phải tri ân tất cả chúng sanh trong cuộc sống này, và phải biết miếng ăn
này từ đâu đến.
2/
Khi ăn phải tự xét đức hạnh của mình có xứng đáng với sự cúng dường này hay
không, nghĩ như vậy để tự lực tinh tấn
tiến tu hơn nữa.
3/ Tâm luôn ngăn trừ lầm lỗi và chặn
đứng nguồn gốc của chúng là lòng tham muốn, sân hận, si mê và ngã mạn.
4/ Khi ăn phải quán tưởng rằng bữa ăn này chỉ là thang thuốc để chữa lành bệnh gầy mòn của cơ
thể.
5/ Vì thành tựu đạo nghiệp nên mới
thọ dụng bữa ăn này ( ăn để sống mà thực hiện chí nguyện tu tập chuyển hoá tâm linh ).
Tóm lại, người tu học ( người
xuất gia ) chân chính thì luôn luôn thực
hành “ tam đề, ngũ quán” trong mỗi bữa
ăn. Nghĩa là khi dùng bữa, cũng chính là lúc quan trọng nhất, cần thiết nhất để
hành trì, tu tập, chứ không phải để thoả mãn sự đói khát và
sự thèm muốn thức ăn, khoái khẩu của mình.
Vì thế, trong khi ăn không nên nói chuyện lung tung, hay giỡn cười lớn
tiếng, la hét, đứng ngồi không yên, làm mất oai nghi, mất sự thanh tịnh trang
nghiêm, ảnh hưởng đến sự kính tín trong buổi lễ, mà phải ăn trong im lặng trang nghiêm. Tam đề ngũ
quán là những động tác xem như bình thường, nhưng trong đạo Phật vẫn lồng vào
trong đó nghi thức thuần tuý có ý nghĩ tu tập sâu sắc với
những lời thệ nguyện rộng lớn, với mục đích căn bản là để nuôi dưỡng lòng
thương rộng lớn không phân biệt đến tất cả muôn loài, nhiếp phục tâm ý, tưởng
nhớ đến Tam Bảo, Phật, Pháp Tăng và cũng để tỏ lòng tri ân đến tất cả mọi người
xa gần trực tiếp hay gián tiếp tạo ra miếng ăn, cùng tất cả các loài chúng sanh
hữu tình hay vô tình.
Ví như khi ăn bát canh bí
đao, hay canh khổ qua, không những ta nhớ công ơn người trồng bí, trồng khổ
qua, người mua kẻ bán, người nấu người dọn, mà còn tri ân các loài bướm, loài
ong. Vì nhờ có bướm, có ong, nhờ có gió có nắng, nên phấn của các hoa mới được
thụ phấn và ra hoa đậu quả, ta mới có thức ăn. Cho nên nói tỏ lòng tri ân đến tất cả
muôn loài trong tứ ân tam hữu là vậy.
Khởi tâm tham lam tích chứa
tiền của càng nhiều thì tâm dễ bị bụi trần che lấp. Nên người tu chứa nhóm càng
nhiều của cải tiền bạc, thì càng bị nhiều chướng ngại đối với việc tiến tu đạo nghiệp. Do chạy theo
danh lợi nên tâm tu theo Phật pháp bị thưa thớt. Không đủ sức dụng công thì làm
sao tỏ ngộ được, vì không giác ngộ nên trí tuệ bị lu mờ, che lấp, gặp việc gì
cũng không giải quyết được nên nói xúc sự diện tường là vậy.
Trí tuệ bị ngăn bít, tức bị
chướng ngại. Do đó, những phiền não lậu hoặc tham, sân, si là những chất liệu làm
cho tâm tánh mê mờ, không làm cho tâm sáng suốt. Hơn nữa, từ vô thuỷ đến nay, cái tâm ấy đã bị những chủng tử ác duyên bao phủ
nhiều lớp sâu dày, bây giờ lại thêm được huân tập bồi đắp thêm bởi sự đam mê lợi
danh thế gian nữa, thì tâm tánh lại càng che lấp dày kín thêm. Như thế đã không
có phần tự lợi, lại thiếu phần lợi tha, vì tâm tánh bị ngăn lấp, không biết gì
để dẫn dắt người đi sau, nên bị người sau xem thường, coi dễ. Trong kinh gọi là
người mù dẫn đường là thế, tự mình không
đi đến đích mà còn dẫn người khác đã không đi đến đích, mà cùng nhau dẫn xuống
hố sâu vực thẳm, thật nguy hiểm cho cả hai.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét