SỰ
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC CHÙA T/P TAM KỲ- QUẢNG NAM
Mục đích của chư Tổ sư, các vị tiền bối,
khai sơn tạo tự là muốn : “kiến pháp
tràng ư xứ xứ, phá võng nghi ư trùng trùng, hàng phục chúng ma, thiệu long
thánh chủng ”. Nghĩa là :
Đạo tràng dựng khắp nơi nơi.
Lưới nghi phá hết trong ngoài sạch
không
Tà ma hàng phục đến cùng
Truyền đăng Phật pháp nối dòng vô
chung.
(
HT Nhất Hạnh )
Ngày trước thời Pháp thuộc gọi là
Phủ Tam Kỳ, sau thời pháp thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hoà. Tỉnh
Quảng Tín gồm có Quận Tam Kỳ, Quận Lý Tín ( nay Núi Thành ) Quận Tiên Phước, Quận
Thăng Bình, Quận Hiệp Đức v.v. . Trung
tâm hành chính đặt tại Tam kỳ, gọi Tỉnh Lỵ Quảng Tín, sau ngày giải phóng 1975
chế độ nhà nước Cộng Hoà
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam gọi là Thị xã Tam Kỳ.
Sau 1997 tách tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng
ra thành tỉnh Quảng Nam, Tam Kỳ có cơ hội tiến lên lần thành, Thành Phố
Tam Kỳ như ngày nay. Tam kỳ có nhiều điều kỳ lạ nên gọi là Tam Kỳ, trong ba miền
đất nước. Nói đến sự hình thành và phát triển chùa trong thành phố Tam kỳ, phải
nói đến chùa Hoà An và chùa Tịnh Độ. Chùa Tịnh Độ là nơi khởi
sự phát xuất nhân sự cho các thế hệ sau. Chùa Tịnh Độ khai sơn do Hoà Thượng Thích Tôn Thắng người Quảng Trị, Trụ trì chùa Phổ
Đà – Đà Nẵng vào khai sơn năm 1935. Nguyên nền chùa Tịnh Độ trước đó gọi là Trạm,
là nơi tiếp nhận thông tin và thay ngựa đưa tin đi tiếp. Ngày nay gọi là Bưu điện.
Còn chùa Hoà An do bà Trần Thị Đốc người Tam Kỳ, có chồng
người Pháp, nên bà có nhiều của cải và đất đai, bà xây dựng chùa năm 1910 đặt
tên là chùa Linh Bửu, đến năm 1932 bà Trần Thị Đốc hiến cúng chùa cho An Nam Phật
Học Hội để làm Hội Quán Chi Hội Phật Học Tam Kỳ, có tên Hội Quán Hoà An nay gọi là chùa Hoà An.
Như vậy căn cứ các năm xây dựng chùa,
chúng ta thấy chùa Hoà An có 1910 đến 1932 thì trở thành cơ
sở điều hành Phật sự cho các vùng không những trong Tam kỳ, mà lần lần lan toả ra các huyện như Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức, Thăng Bình,
Núi Thành v.v. Ngày trước thông tin rất
hạn chế, đường đi lại khó khăn, nhưng các vị Tăng cũng như cư sĩ,trước và sau thập
niên 1960, các chùa được xây dựng trải đều trên các vùng núi, đồng bằng và ven
biển đều có chùa.
Nay chúng ta đang sống trong thời đại hoà bình, kinh tế, chính trị ổn định, thông tin và phương tiện
đầy đủ, mọi tiện nghi dư thừa. Nhưng chúng ta chưa phát huy hết tiềm năng của Phật
giáo, chưa bảo trì hết những gì cha ông đã dày công để lại. Mục đích của nhà nước
là “ dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”. Còn mục đích của đạo Phật
là “ Hộ quốc an dân”. Nếu kết hợp cả đời lẫn đạo, chúng ta sẽ có một xã hội
công bằng và văn minh cả hai lãnh vực tâm lý và vật lý.
Phật pháp bất ly thế gian pháp, Phật
pháp không thể tách ra ngoài thế gian mà tồn tại, bởi vậy các thế hệ sau phải
khéo léo gìn giữ bảo trì cơ sở và phát huy cơ sở để đem lại ích nước lợi dân
trong đó có Phật giáo. Không cần thiết chùa phải to Phật lớn,
mà quan trọng làm cho mọi người dân chánh tín tin Phật, biết gìn giữ truyền thống
yêu dân giữ nước là đã đáp đền trong muôn một công ơn của tiền nhân rồi.
Kính mong chư
huynh đệ tỏ tường sự hình thành và phát triển Phật giáo Tam kỳ. “ lời quê góp
nhặt đôi dòng, kính mong huynh đệ nhẹ lòng bỏ qua ”.
20-12-2020
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét