BÀN
VỀ NHÂN QUẢ
Đức
Phật thuyết pháp 49 năm, giảng kinh hơn
300 hội. đúc kết thành 12 bộ kinh, ba tạng : Kinh, Luật, Luận. Ba tạng không
ngoài Giới, Định, Tuệ.
Nói
tóm lại không ngoài hai chữ Nhân Quả cũng đủ để giải thích tổng quát các Pháp Phật
thuyết. Hai chữ Nhân Quả này bao gồm tất cả Thánh, Phàm Thế gian, Xuất thế gian
không ai thoát khỏi. Nhân là nhân duyên. Quả là quả báo. Thí như trồng trọt,
gieo một hạt là Nhân, tuỳ nhân duyên thời tiết, thu hoạch
được là Quả. Nếu không có nhân, nhất định không có quả. Tất cả Thánh Hiền sở dĩ
là Thánh, Hiền điều quan trọng chính là nhờ hiểu Nhân Quả. Phàm phu sợ quả
nhưng Bồ tát sợ nhân.
Phàm
phu chỉ sợ ác quả, mà chẳng biết ác quả phát xuất từ ác nhân. Bình thường cứ mặc
tình làm quấy, miễn sao được vui sướng nhất thời, mà chẳng hề suy xét vui đấy
chính là nhân khổ. Còn Bồ tát thì chẳng thế. Bình thường nhất cử nhất động các
Ngài đều cẩn trọng gìn giữ thân tâm, biết ngăn ngừa ngay từ mầm mống. Đã không
tạo nhân ác làm sao có quả ác ? Cho dù có quả ác đi nữa, thì tất cả đều là do
nhân gieo lâu xa từ thuở trước. Đã thuộc nhân gieo thuở xa xưa, tức nhiên hậu
quả khó tránh. Nên lúc nhận quả, các Ngài an nhiên nhận lấy, tuyệt chẳng sợ
hãi. Đây gọi là hiểu rõ nhân quả ( minh
nhân thức quả ). Xin đơn cử câu chuyện nhân quả của cổ nhân :
Ngài
An Thế Cao : Sư An Thế Cao, nhiều đời tu
trì, kiếp đầu tiên làm Thái tử nước An Tức. Ngài xả ly ngũ dục, xuất gia tu tập,
chứng được Túc mệnh thông, biết kiếp trước bản thân mình có thiếu nợ mạng với
người mà chủ nợ hiện đang ở Trung Quốc. Thế là Ngài vượt biển sang Lạc Dương.
Đi đến một vùng hoang vắng không người thì bỗng gặp một thiếu niên mình giắt
đao sáng ngời, anh này vừa nhìn thấy Sư từ xa xa, thì đã bừng bừng thịnh nộ,
nhào tới gần Ngài, chẳng nói chẳng rằng, vung đao giết ngay.
Pháp
sư chết rồi, thần thức tiếp tục đầu thai vào nước An Tức. Lại làm Thái Tử, đến
lúc trưởng thành cũng phát tâm xuất gia và chứng Túc mệnh thông y như cũ. Ngài
quán sát thấy đời này mình vẫn còn thiếu nợ mạng chưa trả. Chủ nợ kỳ này cũng ở
tại Lạc Dương. Thế là Pháp sư lại tìm sang đó. Ngài đến ngôi nhà người chủ nợ đầu
tiên ( từng giết mình trước đây ) xin tá túc. Được ông ta mời dùng bữa. Ăn cơm
xong Ngài hỏi chủ nhà. Ông nhận ra tôi chăng ? Chủ nhà đáp : Tôi chưa hề quen
sư. Ngài bảo : Tôi chính là vị Tăng ông
đã giết năm đó…tháng đó… ngày đó… tại đồng hoang,,, Chủ nhà hết hồn, thầm nghĩ
: “ Việc này ngoài nạn nhân ra không ai có thể biết được. Ông sư này chắc chắn
là hồn ma xuất hiện… tới đòi mạng mình?”. Chủ nhà sợ lắm, chỉ muốn co giò chạy
trốn. Sư thấy thế bảo : “Đừng sợ, tôi không phải là quỷ đâu ! ” Và giải thích mọi chuyện cho chủ nhà rõ.
Sau đó Sư bảo chủ nhà: “ Ngày mai tôi sẽ bị người giết chết để đền nợ xưa. Do vậy
mà tôi đến đây nhờ ông giúp. Xin ông ngày mai hãy làm chứng giùm, chịu khó thuật
lại cho quan nghe di ngôn của tôi, hãy giải thích rằng- Tôi chết đây là vì phải đền nợ mạng, xin quan hiểu mà không
trị tội người giết tôi ”.
Nói
xong, cả hai đều đi ngủ. Sáng hôm sau, họ cùng ra ngoài. Trên đường họ gặp một
người trong làng đang gánh củi. Vị Tăng đang đi phía trước anh tiều thì bất ngờ
bó củi phía trước của anh rơi xuống, bó củi phía sau cũng rơi nốt, làm cây đòn
gánh bất thần quật ngược ra trước, đánh thẳng vào đầu vị Tăng, trúng ngay chỗ
hiểm khiến ông chết liền. Anh hàng xóm tức tốc bị giải lên quan thẩm tra định tội.
Chủ nhà thấy việc xảy ra ứng hợp như lời vị Tăng kể . Bằng thuật lại cho quan
nghe những gì vị Tăng đã dặn dò. Quan nghe xong, càng tin nhân quả không sai,
liền tha tội ngộ sát cho anh gánh củi .
Hồn
vị Tăng lại đầu thai vào nước An Tức kiếp thứ ba này cũng làm Thái tử, lại xuất
gia tu, thành là Pháp sư An Thế Cao.
Qua câu chuyện này, có thể thấy rằng Thánh, Hiền
không mê mờ nhân quả. Đã từng gieo ác nhân, tất nhiên phải chiêu ác quả. Nếu rõ
lý này thì ngày thường trong cuộc sống, có gặp phải các cảnh thuận nghịch, khổ
vui gì, thảy đều do tiền nhân. Chẳng nên
ở nơi cảnh mà vọng sinh yêu ghét, tự nhiên có thể buông xả được. Nếu quý vị một
lòng vì đạo, biết chuyển hoá, khiến tập khí xấu, vô minh cống
cao, ngạo mạn… thành vô chướng ngại, thì sẽ vào đạo dễ dàng ./.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét