KINH
BÁT NHÃ HAY TÂM KINH
Kinh
Bát Nhã nói cho đủ là : Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, thường người ta
nói gọn là Tâm kinh. Là bản kinh chuyên nói về Tâm. Nói về Tâm, thì Tâm có hai
loại tâm, vọng tâm và chơn tâm, hằng ngày con người luôn dùng vọng tâm để sinh
hoạt, để đối đãi thù tạc, suy nghĩ so lường v.v… còn chơn
tâm ít ai nghĩ đến. Thật ra chơn tâm hay vọng tâm là một, chơn tâm nó ẩn núp
bên trong còn vọng tâm nó lộ diện ra bên ngoài. Ví như mặt trăng dưới nước dụ
cho vọng tâm, còn mặt trăng thật trên trời dụ cho chân tâm. Mặt trăng dưới nước
và mặt trăng trên trời tuy hai mà một, nhưng mà cái kích thước và hoạt dụng của
mặt trăng dưới nước so với mặt trăng trên trời cách xa một trời một vực. Cũng vậy
cái hoạt dụng của chơn tâm thì vô cùng vô tận, còn cái hoạt dụng của vọng tâm thì giới
hạn vô cùng.
Kinh
Bát Nhã gọi là Tâm kinh thì chưa sát nghĩa mà nói tinh tuý
của kinh Bát Nhã thì sát nghĩa hơn, vì mục đích của Phật nói kinh này là để chỉ
bày cho chúng sanh thấy rõ được tự tánh
chân thực của mỗi người. Nên nó vượt ra ngoài sự suy nghĩ luận bàn của Tâm phan
duyên tức tâm phân biệt của chúng sanh. Tâm này gọi là Bát Nhã gọi là Trí tuệ,
nó có nhiều tên để gọi như : Như Lai tạng, tự tánh, chơn tâm, Phật tánh, viên
giác… thiền tông gọi là bản lai diện mục, có rất nhiều tên gọi. Chơn tánh có sẵn trong mọi chúng sanh và Phật là người khám phá ra nó đầu
tiên sau 49 ngày đêm thiền định dưới gốc cây Bồ đề, khi Phật
khám phá ra tự tánh tức là ngộ được tự tánh của mình, liền tuần tự trong đêm chứng
được ba minh, thiên nhãn minh, túc mạng minh, lậu tận minh. Đức Phật mới nói
lên rằng : “ Lạ thay tất cả chúng sanh đều có đầy đủ giác tánh, Ta là Phật đã
thành chúng sanh là Phật sẽ thành”. Và từ đó về sau các đệ tử Phật lần lượt chứng ngộ được tự tánh này.
Trong kinh Bảo Đàn ghi lại : Nhằm vào canh ba
Ngũ Tổ, lấy Ca sa vây quanh che kín để thuyết kinh Kim Cang cho Lục Tổ nghe đến
câu “ Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”. Lục Tổ liền đại ngộ thưa với Ngũ Tổ :
Đâu
ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh
Đâu
ngờ tự tánh vốn không sanh diệt
Đâu
ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ
Đâu
ngờ tự tánh vốn không dao động
Đâu
ngờ tự tánh vốn sanh muôn pháp
Ngài
nói thẳng một hơi như hoa trời rơi. Bốn câu đầu “ Đâu ngờ”
Là
nhiếp dụng về thể, còn câu “ Đâu ngờ” sau là đại dụng toàn thể. Bốn câu đầu là
tự độ, câu rốt sau là độ sinh. Vì “ Hay
sinh muôn pháp” là tất cả chủng trí vậy. Trong kinh Pháp Hoa nói : Đức Phật vì một đại sự nhân duyên mà xuất hiện ra nơi
đời này vì để : “ Khai, thị, ngộ, nhập…. Tri kiến Phật” mở rộng
Phật pháp đến vô biên, độ chúng sanh đến vô tận, tức là trí Bát Nhã nầy
sẽ độ tất cả chúng sanh.
Khi
chứng nhập được trí Bát Nhã nầy rồi thì không còn dùng sự phân biệt của tai nghe, mắt thấy, mũi ngửi
nữa nên trong kinh nói : “vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý ”… mà vẫn nghe vẫn
thấy cảm nhận mùi vị … một cách tinh tường hơn con mắt thịt, lỗ tai của cha mẹ
mình sinh ra. Thường người ta gọi là sự nghe thấy của con mắt thứ ba, tức là thần
nhãn, cái thấy này từ tuệ giác xuất phát ra. Khi chứng nhập được trí Bát Nhã
này rồi thì ban đêm cũng như ban ngày, xa bao nhiêu ngàn cây số cũng thấy rõ
như trước mặt, ai ở cách mấy lớp tường rào xây cũng thấy. Khi chứng nhập trí nầy
rồi không cần phải học mà biết tất cả, nói năng lưu loát không cần suy nghĩ mà
nói rất chính xác. Biện luận không ai qua nổi. Vì thế ngày xưa Phật đã gặp rất
nhiều sự tranh luận ngoại đạo đều bị Phật khuất phục. Ngài Huyền Trang cũng vậy
tranh luận với nhiều phái ngoại đạo mà không bao giờ bị thua. Tất cả đều do
năng lực của trí Bát Nhã nầy, hiện nay các siêu trí tuệ là họ vận dụng được trí
Bát Nhã này nên họ mới có cái siêu trí nhớ như vậy, chứ không ngoài gì khác.
Trí này mà đem so với trí bình thường của con người thì không bì kịp. Và ta từng
nghe trong kinh nói, ngài A Nan có trí nhớ siêu việt là do nhờ ngài đã chứng được
cái trí này nên ngài trùng tuyên lại những gì Phật đã nói không bao giờ sai và
thiếu là vậy.
Cho
nên khi đã chứng nhập được trí nầy rồi, không cần tu không cần học nữa, nên
trong kinh một loạt phủ nhận hết sáu căn, sáu thức, sáu trần, 18 giới, 12 nhân duyên, Tứ đế, không trí,
không đắc, không chứng, không Niết bàn… Ví như khi ta còn nghèo khổ thì cái gì
đối với ta cũng quý hết, từ cái nhỏ đến cái lớn ta đều trân trọng, ai xin cũng
không muốn cho, mất lại tiếc. Nhưng khi ta tự dưng trúng số độc đắc thì bao
nhiêu cái nhỏ nhặt ta đã có ngày xưa nay ta không cần thèm ngó nữa, không cần
phải đi làm cực nhọc kiếm từ đồng từng cắc nữa. Lúc này không cần làm mà vẫn có
ăn, muốn gì có nấy không còn cực khổ thiếu thốn như xưa, không còn lo sợ, bận rộn,
thức khuya dậy sớm v.v…Cái trạng thái khi chứng nhập được tự tánh Bát Nhã rồi
thì ta trở thành người tự do tự tại, không bị một thế lực nào mà làm cho ta khổ
hay vui v.v… Vượt ngoài sự suy nghĩ đo lường của con người chưa chứng được trí
nầy.
Vì
vậy cuối kinh Nhã nói là : Đại thần chú,
Đại Minh chú, là vô thượng chú, vô đẳng đẳng chú là vậy. Không có gì lớn hơn,
không có gì sáng hơn, không có gì cao hơn, không có gì so sánh được với trí này
là vậy.
{—]–{
0 nhận xét:
Đăng nhận xét