HOA
ĐĂNG – TRUYỀN ĐĂNG
Trong
các lễ lớn của Phật giáo thường tổ chức lễ hoa đăng, vậy ý nghĩa như thế nào và
nó bắt nguồn từ đâu? Ta thường nghe từ “truyền đăng tục diệm”.
Để
bố trí hoa đăng có ba loại:
1- Hoa treo, như treo lồng đèn
2- Hoa trên nước
3- Hoa để trên đất.
Hoa nghĩa là đẹp, Đăng nghĩa là đèn.
Đèn hoa đẹp để dâng cúng Phật. Đèn có ánh sáng, ánh sáng tượng trưng cho trí tuệ.
Công năng trí tuệ phá trừ vô minh nghiệp chướng. Đèn phá bóng tối màng đêm. Ánh
sáng trí tuệ giúp ta không rơi vào đường ác. Ánh sáng của đèn giúp ta thấy được
đường đi không lạc lối, không rơi vào hầm hố.
Vị
thầy mồi ánh sáng từ bàn Phật rồi chuyền qua mồi cho đạo hữu gọi là truyền
đăng, tức là truyền ánh sáng trí tuệ từ nơi Phật đến tất cả chúng sanh. Đức Phật
là bậc đại trí tuệ, chúng ta tổ chức hoa đăng là để biểu thị sự tiếp nhận và
truyền trao ánh sáng trí tuệ của Phật.
Trí
tuệ của Phật có 10 danh hiệu hay 10 công năng của một vị Phật, là 10 danh hiệu
tôn vinh trí tuệ siêu việt của Ngài chẳng hạn như: Chánh biến tri nghĩa là bậc
thấy biết chân chính tất cả pháp. Minh Hạnh Túc là bậc đầy đủ trí tuệ và từ bi.
Thế gian giải là bậc hiểu rõ mọi điều về thế gian. Vô thượng sĩ là bậc có trí
tuệ không ai có thể sánh được, vượt hơn được. Điều Ngự Trượng Phu là bậc có khả
năng điều phục thành phần trí thức trong xã hội. Thiên Nhân Sư là bậc thầy của
Trời người.
Rõ
ràng đức Phật là một bậc đại trí tuệ nên Ngài mới có những danh hiệu này. Ý
nghĩa hoa đăng là thắp sáng trí tuệ của mình, trí tuệ của sự tu tập là trí tuệ
vô sư, trí tuệ khơi dậy từ trong tâm trí tự tánh của mình thông qua trí tuệ của
Phật để trí tuệ của mình được phát huy ra. Ví như ngọn đèn tự nó có đầy đủ yếu
tố khả năng phát sáng, có dầu, có tim, chỉ cần có ánh lửa mồi thì nó sáng như
cây đèn kia đang sáng, không còn phải lệ thuộc những cây đèn khác. Tiếp nhận
ánh sáng từ Phật để ta phát huy ánh sáng tự tâm. Ngược lại kiến thức thế gian
là tiếp nhận kiến thức từ người khác, để mở rộng sự hiểu biết của mình, nếu
không học hỏi chúng ta không thể hiểu biết những gì. “lộ bất hành bất đáo, sự bất
tác bất tri”, biết đường mà không đi thì không thể nà đến đích, việc không làm
thì không biết. “Truyền đăng tục diệm” nghĩa là truyền trao ngọn đèn, tiếp nối
ngọn lửa. Nhờ có các vị Tổ sư, lần lược truyền cho nhau ánh sáng trí tuệ của Phật
mà ngày nay chúng ta mới biết Phật pháp. Phật không còn nhưng lời dạy của Ngài
vẫn còn sống mãi. Đức Phật vẫn còn hiện hữu ở đời thông qua lời dạy của Ngài.
Nhờ chư Tổ truyền đăng tục diệm từ xưa đến nay mà bây giờ chúng ta được học, được
hiểu và thực hành lời Phật dạy, thấy rõ thế gian là khổ, là không, là vô thường,
giả tạm, hiểu được những điều đó chúng ta dừng nghiệp ác, tác nghiệp thiện khỏi
rơi vào ba đường ác, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
Khi
làm lễ vía A Di Đà thường hay tổ chức hoa đăng tức nối tiếp ánh sáng từ đức Phật
A Di Đà.
Danh hiệu Phật A Di Đà có ba nghĩa: Vô
lượng quang, Vô lượng Thọ và Vô lượng Công đức.
Đức Phật Di Đà có ánh sáng vô lượng, có tuổi thọ vô lượng và có công đức
vô lượng. Chúng ta tu Tịnh độ là hướng về
thế giới Cực lạc, hướng về ánh sáng vô lượng, thọ mạng vô lượng và công đức vô
lượng. Muốn về thế giới Cực lạc, chúng ta không chỉ niệm danh hiệu Phật không
thì chưa đủ, mà còn phải làm các công đức nữa, nên kinh A Di Đà nói “Bất dĩ thiểu
thiện căn bất sanh bỉ quốc” là không có thiện căn thì không thể sanh về nước
kia. Vì thế chúng ta phải phước huệ song tu, không chỉ tu huệ mà còn phải tu
phước. Nhiều người chỉ chuyên niệm Phật thôi, không làm gì hết, niệm Phật như vậy
rơi vào cực đoan. Nếu tu theo kiểu đó thì hiểu lầm lời Phật dạy. Xưa đức Phật
đã rời bỏ hai cách tu cực đoan mới thành quả vị Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Tu
Tịnh độ thì phải tu ba hạnh: Thông hạnh là thực hành những việc thông thường ở
thế gian, làm tròn trách nhiệm trong gia đình, đối với cha mẹ, vợ, chồng, con
cháu, và ngoài xã hội. Còn Chánh hạnh là lấy câu niệm Phật làm chính, đi, đứng, nằm, ngồi đều có thể niệm Phật. Lấy
việc bố thí, cúng dường, tụng kinh, lễ Phật làm phụ gọi là trợ hạnh, giúp cho
việc niệm Phật có đầy đủ năng lượng.
Như vậy làm tròn ba hạnh, Thông hạnh, chánh
hạnh, trợ hạnh thì việc niệm Phật cầu vãng sanh không mất phần nơi thế giới Cực
lạc.
—]–
0 nhận xét:
Đăng nhận xét