BI
VÀ TRÍ TRONG ĐẠO PHẬT
Hai phần cơ bản trong đạo Phật là Bi và Trí. Bi là lòng Từ bi, Trí là trí tuệ. Từ bi và Trí tuệ là hai phần
cơ bản của đạo Phật, một trong hai không thể thiếu. Bi giống như đôi chân, Trí
giống như hai con mắt. Có chân mà không mắt thì không thấy đường mà đi, có mắt
mà không chân cũng ngồi tại chỗ. Người ta thường hiểu Từ bi của đạo Phật theo
nghĩa thông thường, là “ban vui cứu khổ”. Ban vui là vui cái gì, cứu khổ là cái
khổ gì? Người đời thường nghĩ cái khổ của
con người về việc, thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu chỗ ở và đau ốm bệnh tật. Từ đó
giúp họ đủ ăn đủ mặc, đủ chỗ ở và hết bịnh tật. Đó là cái khổ thông thường. Khi
đã đủ ăn, mặc, ở, hết bịnh tật họ có niềm vui đó gọi là cứu khổ. Ban vui cứu khổ
theo nghĩa đó chưa phải là mục đích của đạo Phật.
Vậy
cái vui và cái khổ của đạo Phật là gì? Cái vui của đạo Phật là cái vui Niết
bàn, cái khổ của đạo Phật là cái khổ sanh tử luân hồi. Hai cái vui
và khổ nầy phần đông nhiều người không thấy được, nên cứ chạy theo bóng kiếm
hình, tu tập mãi mà không thấy hết khổ. Từ bi của đạo Phật không như nhiều người
lầm hiểu là ban vui cứu khổ theo nghĩa thông thường, mà là trải qua sự khổ vui
của cuộc sống khai mở cho họ thấy ra sự thật của cuộc đời để họ giác ngộ. Khi
đã giác ngộ rồi thì tự họ thoát ra khỏi sự ràng buộc của cái khổ tương đối ở đời
(giống như cho cần câu lợi ích lâu dài nhiều hơn là cho con cá). Nên dù sống
trong vui khổ của cuộc đời, người đã giác ngộ rồi vẫn ung dung tự tại, có thế mới
giúp chúng sanh tự biết chuyển mê khai ngộ cho mình và có thể thấy rằng “Tự do
là ung dung trong ràng buộc, hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau” đó mới chính là lòng Từ bi của chư Phật.
Nguồn
tâm rộng lớn vô lượng mà nền tảng là đức Từ bi. Khi tình thương yêu không đủ
thì năng lượng giải thoát không mạnh. Phật giáo đặt Từ bi đi trước Trí tuệ. Từ
bi khơi dậy mạch nguồn vô lượng băng tình thương bao la, nhờ thấu suốt được nỗi
thống khổ của chúng sanh, mới phát khởi được đức tinh tấn dõng mãnh để cầu đạo
giải thoát. Nền tảng của mọi đức hạnh là từ bi. Đó là cảnh cửa của nguồn tâm
thanh tịnh rộng lớn, ngược lại tính ích kỷ, ngã chấp tâm lượng hẹp hòi, đóng
bít cánh cửa đại đồng.
—]–
0 nhận xét:
Đăng nhận xét