NGUYÊN
NHÂN KHỔ TỪ NƠI DỤC MÀ RA
Lưỡi vướng vị ngon, tai vướng
tiếng
Mắt theo hình sắc, mũi theo
hương,
Lênh đênh làm khách phong
trần mãi
Ngày hết, quê xa vạn dặm đường
Vua Trần Nhân Tông- Khóa Hư
lục.
Mũi
đắm vào thức ăn ngon, tai đắm vào âm thanh êm ái, nhẹ nhàng, mắt theo hình sắc,
mũi theo hương; mắt bị sắc đẹp mê đắm, mũi bị các mùi thơm lôi cuốn. Sự vướng mắc,
mê đắm của lục căn đối với lục trần chính là nguyên nhân khiến chúng ta gây ra
bao điều tội lỗi. Để rồi (lênh đênh) làm khách phong trần mãi, là người lang
thang vô định, bị gió bụi phủ đầy. Ý nói khiến chúng ta trôi lăng trong vòng lục
đạo luân hồi, từ vô thủy kiếp đến nay, chưa có ngày nào ra khỏi. “Ngày hết, quê
xa vạn dặm đường” nghĩa là mạng sống sắp hết, cái chết gần kề mà đường về quê
nhà, về Tây phương Cực lạc, về chân tâm Phật tánh còn quá xa vời mờ mịt.
Mặt
trời sắp lặn mà đường về nhà còn quá xa, cái chết gần kề mà ta chưa giác ngộ được
những gì, chưa buông bỏ được gì. Câu kệ trên muốn khuyên bảo chúng ta về sự cảnh
giác, phải biết thu thúc lục căn, không cho chạy theo lục trần, thì chúng ta
làm chủ được tâm của mình và không bị ác ma não hại. Mục đích tu học phật pháp
là để làm chủ ba nghiệp thân, khẩu, ý, để không rơi vào tội lỗi, sai lầm là ta
đã đến bờ giải thoát.
Kinh
Tăng Nhất A Hàm – Sáu Pháp nói rằng:
“Tất cả pháp do ăn mà tồn tại, không ăn
thì không tồn tại”. Mắt lấy ngủ nghỉ làm thức ăn; Tai lấy âm thanh làm thức
ăn; Mũi lấy mùi thơm làm thức ăn; Lưỡi lấy
vị làm thức ăn; Thân lấy sự trơn láng (xúc chạm) làm thức ăn; Ý lấy pháp làm thức
ăn. Nay ta cũng nói, Niết bàn lấy sự
không phóng dật làm thức ăn”.
Kinh Tăng Nhất A Hàm Ba pháp.
“Ganh tỵ, ngủ, trạo cử
Tham dục là pháp ác
Lôi người vào địa ngục
Cuối cùng không giải thoát.
Câu
chuyện Nhĩ căn vướng về Âm thanh như sau:
Có
một vị tướng quân đến hỏi vị thiền sư Bạch Ẩn rằng: Có thiên đường và có địa ngục
không?
- Thiền sư hỏi: Ông là ai ?
- Tướng quân nói: Tôi là tướng quân
Thiền sư nói: Sao giống đồ tể quá vậy!
- Tướng quân liền rút gươm ra, sát khí hiện
trên mặt, nổi cơn thịnh nộ.
- Thiền sư liền nói: Đây là địa ngục.
- Tướng quân nghe nói liền tra kiếm vào vỏ,
quỳ xuống xin sám hối.
- Thiền sư nói: Đây là thiên đường.
Qua cây chuyện này, chúng ta thấy giữa mê
và ngộ không xa. Giữa Niết bàn và địa ngục không có khoảng cách. Trong Kinh Lăng Nghiêm nói bất lịch Tăng kỳ
hoạch pháp thân, không cần phải trải qua ba A Tăng kỳ kiếp mới đạt được quả vị
Phật. Vì thế đạo Phật không hứa hẹn sự giải hóa ở kiếp sau, mà ngay bây giờ và ở
đây.
—]–
0 nhận xét:
Đăng nhận xét