Thứ Hai, 29 tháng 1, 2024

PHÁP NIỆM PHẬT CỦA PHẬT GIÁO NAM TRUYỀN VÀ PHẬT GIÁO BẮC TRUYỀN

 

PHÁP NIỆM PHẬT  CỦA PHẬT GIÁO NAM TRUYỀN VÀ PHẬT GIÁO BẮC TRUYỀN

       Phật giáo Nam truyền cũng có phương pháp niệm Phật, niệm Phật bên Nam truyền là một trong đề tài thiền quán như niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thiên v.v.. Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Bắc truyền cùng có phương pháp niệm Phật, nhưng có điểm giống nhau và điểm khác nhau.

- Phật giáo Nam truyền niệm Phật để đưa đến định tâm và tuệ tâm, niệm Phật Phật giáo Nam truyền là tưởng niệm đến ân đức cao dày của Phật, niệm công hạnh của Phật, niệm tướng hảo của Phật v.v. ứng dụng các phương pháp này mà hành giả đạt được tâm thanh tịnh và tuệ phát sanh.

- Phật giáo Bắc truyền niệm danh hiệu Phật để ngăn trừ vọng niệm, dẫn đến tâm thanh tịnh, trí tuệ phát sanh. Mục đích niệm Phật của Bắc truyền trong hiện tại mong cầu tâm thanh tịnh, mai sau thân hoại mạng chung cầu sanh về Tây phương Cực lạc.

- Nam truyền và Bắc truyền niệm Phật giống nhau  ở điểm đưa đến tâm thanh tịnh, tuệ phát sanh, ngăn trừ vọng niệm.

- Còn khác nhau Nam truyền không tin có Phật A Di Đà, không tin có cõi Cực lạc, nên không cầu vãng sanh.

- Còn Phật giáo Bắc truyền có tin Phật A Di Đà và có cõi Cực lạc, cùng có các vị Phật và chư Bồ tát ở các cõi khác, như Phật Dược Sư, Phật Di Lặc, Bồ Tát Quan Âm, Bồ Tát Đại Thế Chí, Bồ tát Địa Tạng v.v..

- Phật giáo Nam truyền họ có niệm Phật nhưng không niệm danh hiệu Phật A Di Đà, Phật giáo Nam truyền họ không thờ Phật A Di Đà, Quan Âm, Thế Chí v.v.. chỉ thờ một Phật Thích Ca thôi.

       Quan niệm của Phật giáo Nam truyền là tu tự lực, không mong cầu tha lực, còn Phật giáo Bắc truyền ngoài tự lực còn tin vào tha lực, tin đức Phật A Di Đà đến tiếp dẫn chúng ta về thế giới Cực lạc, tin Bồ tát Quan Thế Âm có thể cứu giúp chúng ta khỏi ách nạn khổ đau.

       Chúng ta là hành giả Tịnh độ, tin đức Phật A Di Đà và thế giới Cực Lạc. Giả sử có người chứng minh rằng không có Phật A Di Đà và thế giới Cực lạc, thì mình phải làm sao ? chúng ta không tin nữa hay vẫn tin. Dù ai nói có hoặc nói không có đức Phật A Di Đà và cõi Cực lạc, thì ta cũng vẫn cứ tin, vì sao, vì niệm Phật giả sử không có Phật A Di Đà không có cõi Cực lạc thì sự niệm Phật để hướng đến những điều tốt lành, niệm Phật để đạt được định tâm và tuệ tâm, niệm Phật để ngăn trừ vọng niệm, vọng tưởng  thì dù ai đó nói đức Phật A Di Đà và thế giới Cực lạc không tồn tại, thì chúng ta cũng không có gì phải lo lắng, hoang mang, mất niềm tin hay cảm thấy bị trở ngại trong việc tu tập của mình. Có Phật A Di Đà hay không có cõi Cực lạc, chúng ta vẫn cứ niệm Phật, không có thế giới Cực lạc để về thì mình niệm Phật để thành Phật ngay tại thế giới này. Đã thành Phật rồi thì cần gì phải về Cực lạc nữa.

       Niệm Phật của Nam truyền và Bắc truyền hai bên có sự tương đồng và khác biệt. Tương đồng ở chỗ niệm Phật theo cách bên nào cũng đưa hành giả đến nhất tâm, định tâm, ngăn trừ vọng niệm, dẫn đến hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn. Khác biệt ở chỗ hành giả Bắc truyền, chuyên niệm Phật A Di Đà, tin rằng nếu mình tu tinh tấn và có đầy đủ thiện căn, phước đức, nhân duyên thì sau khi lâm chung sẽ được đức Phật A Di Đà và thánh chúng tiếp dẫn về thế giới Cực lạc.

       Các hành giả Nam truyền cho rằng Phật A Di Đà và thế giới Cực lạc không có thật, chúng ta chưa thể khẳng định điều này đúng hay sai, nhưng nếu đúng cũng không trở ngại gì đối với vấn đề tu tập của mình. Bởi vì niệm Phật là một pháp tu, nếu niệm Phật không về Cực lạc thì mình niệm Phật để có định tâm tuệ tâm. Nếu chúng ta hiểu được điều này thì dù thế nào, mình cũng không bị mất niềm tin, không bị lung lay tâm Bồ đề và có thể vững bước trên con đường tu tập.

 

4 TƯ THẾ NIỆM PHẬT

 Đó là đi, đứng, nằm và ngồi đều có thể niệm Phật được. Trong 4 tư thế chỉ có tư thế ngồi niệm Phật thì chuẩn và có hiệu quả hơn ba tư thế kia.

       4 CÁCH NIỆM PHẬT:

1/ Trì danh niệm Phật: Tức niệm danh hiệu của Phật

       Niệm to, niệm nhỏ, niệm thầm đều được, tùy theo hoàn cảnh và sức khỏe mà niệm một trong ba cách trên.  Niệm 6 chữ Nam mô A Di Đà Phật hay niệm 4 chữ A Di Đà Phật. Nhưng niệm 6 chữ thì đầy đủ ý nghĩa hơn, hoàn chỉnh hơn.

2/ Ký số niệm Phật: Niệm từ 1 đến 10, và niệm từ 10 trở lại 1. Tức niệm Nam mô A Di Đà Phật tính 1- kế niệm Nam mô A Di Đà Phật tính 2 cho đến số 10. Rồi niệm Nam mô A Di Đà Phật tính 10, rồi niệm Nam mô A Di Đà Phật tính 9 cho đến niệm Nam mô A Di Đà Phật tính 1. Xong xả niệm và đếm như ban đầu .

3/ Sổ tức niệm Phật: vừa hít hơi thở vừa niệm Phật, theo dõi hơi thở, theo dõi hơi thở và theo dõi câu phật hiệu. Thở ra niệm 10 câu hay 5 câu tùy theo hơi của mỗi người dài hay ngắn. Người nào hơi dài thì niệm nhiều, hơi ngắn niệm ít.

4/ Quán tượng niệm Phật, khi niệm Phật chúng ta tưởng tượng đức Phật đang đứng trước mặt mình. Phương pháp này dùng cho những bậc thượng căn.

       Trong 4 pháp niệm Phật kể trên, pháp trì danh niệm Phật là phổ biến nhất, còn pháp ký số niệm Phật rất hay giúp cho hành giả dễ nhiếp tâm hơn.

]

PHÁP NIỆM PHẬT CỦA PHẬT GIÁO NAM TRUYỀN VÀ PHẬT GIÁO BẮC TRUYỀN Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét