MỞ
BÁT: PHU TRIỂN
Trong
thiên hạ hầu hết người đời vì cái ăn cái ở mà bị cột chân lại một chỗ, còn người
xuất gia vì cái sanh tử, vì hoằng hóa chúng sanh, mà đi khắp nơi xin ăn để gieo
hạt giống Bồ đề. Đây gọi là đắc phu triển vậy, người thế tục việc chuyển hóa tu
tập, buông bỏ người đời khó có ai làm được, mà người xuất gia làm được gọi là
phu. Người đời càng ngày càng bước sâu vào tội lỗi, người xuất gia thì ngược lại,
càng lúc càng sắp lên bờ giải thoát nên gọi là triển. Bình bát là pháp ấn chứng
của Như Lai, xuất gia đã thọ nhận ấn chứng của đức Phật thì phải hành đúng như
lời Phật dạy. “Bên trong trau dồi giới đức, bên ngoài thì hoằng hóa độ sanh,
không kể gian lao, không hề khó nhọc, gọi là triển phu ấn chứng Như Lai”.
Lúc
đăng đàn thọ Cụ túc giới, đối trước Thập sư phát nguyện thọ trì Đại giới, nhận
lãnh ba y và một bình bát, là thọ nhận ấn chứng của Như Lai, nhận lãnh sứ mệnh
của Như Lai, thông qua ba y và bình bát. Y và Bát được Tổ Tổ tương truyền, tức
truyền nhau mạng mạch của Như Lai. Ba y mục đích để che thân bảo vệ cơ thể, và
ngăn chận sự nóng lạnh, mà là hiện tướng giải thoát của chư Phật. Bình bát xin
cơm của tín thí để ăn là để nuôi thân, đồng thời nuôi dưỡng tăng trưởng lòng từ
bi và phát triển trí tuệ. Thân khỏe tâm an tăng trưởng trí tuệ mới đủ năng lượng
“thượng cầu Phật đạo hạ hóa chúng sanh” làm tròn sứ mệnh của Như Lai.
Vì thế người đời đi xin ăn với mục đích chỉ
nuôi cái thân tứ đại qua ngày tháng khỏi đói lạnh. Ngược lại người xuất gia
cũng xin ăn, xin nhưng không tham, cũng ăn nhưng ăn không nhiễm, không gây độc
hại cho ai. Người xuất gia ôm bát đi xin trước là hạ thấp cái ngã của mình xuống,
thứ đến đem sự giải thoát ban bố cho mọi người, gieo duyên Phật pháp đến mọi
người. Ôm bát đi xin ăn còn gọi là “hóa duyên” tức đem Phật pháp gieo trồng vào
tâm khảm mọi người mỗi khi phát tâm cúng dường thức ăn, là đã kết duyên với Phật
pháp đời đời gặp duyên lành. Vì thế sự xin ăn của người thế tục và việc xin ăn
của người xuất gia có sự sai khác chênh lệch không thể so sánh được. Bố thí cho người đời xin ăn với tâm thương
xót vì hoàn cảnh nghèo thiếu, cô đơn, họ hưởng được quả phước giàu sang phú
quý. Ngược lại người phát tâm cúng dường cho người xuất gia xin ăn với tâm cung
kính, tâm thanh tịnh. Tâm cung kính và thanh tịnh họ sẽ hưởng được quả phước hướng
thiện và hướng thượng. Tức nhờ cúng dường với tâm thành kính mà hiện đời họ được
hưởng phước không bịnh tật, không nghèo đói mà giàu sang, tương lại hưởng quả
vô sanh thành thánh thành Phật ra khỏi sanh tử luân hồi.
Vì
thế mỗi lần mở nắp bình bát gọi là “Phu Triển” có nghĩa là Triển Khai, là mở
bày, Triển là phát triển lòng từ bi và trí tuệ của người tu mỗi ngày một tăng
trưởng. Khai là khai hóa chúng sanh, từ bờ mê sang bờ giác, hướng dẫn chúng
sanh đi ra từ bóng tối đến nơi có ánh sáng. Như vậy ý nghĩa “phu triển” là mở
bày những gì đã che khuất xưa nay. Trong kinh Pháp Hoa nói: Như Lai xuất hiện ở
đời chỉ một Đại sự nhân duyên duy nhất là khai mở, chỉ bày cho chúng sanh ngộ
được tri kiến Phật, ngộ được tự tánh, của Như Lai. Kinh nói vị Tỳ kheo đi khất
thực vào xóm làng như con ong hút mật không hại sắc và hương của các loài hoa.
Đúng vậy, những con ong đi hút mật không hại hoa mà còn đem nhụy phấn của hoa đực
thụ phấn cho hoa cái, nhờ thế hoa cái mới đậu thành trái phát triển lớn thành
quả, cho ra hột kế thừa hạt giống để gieo mùa sau.
Nhứt
bát thiên gia phạn
Cô thân vạn lý du
Kỳ vi sanh tử hải
Giáo hóa độ xuân thu.
(Một
bình bát xin cơm ngàn nhà - Một mình đi vạn dặm - Chỉ vì việc ra khỏi biển sanh tử - Giáo hóa độ
sanh trong bốn mùa). Mục đích ôm bát xin cơm ăn là để độ chúng sanh ra khỏi biển
sanh tử đó là hạnh khất thực cao quý của Phật dạy. Nhưng truyền thống khất thực
ngày nay không còn phù hợp nữa, nên hạnh khất thực không được kế thừa. Thay vì
khất thực, người xuất gia ở tại một trụ xứ tín đồ đem đến dâng cúng, và cách
truyền bá chánh pháp ngày nay tiện lợi hơn, máy móc điện đài giúp nối dài tiếng
nói, bước chân và hình ảnh đi khắp toàn thế giới. Ai cũng biết ai cũng nghe, những
lời pháp thoại và hình ảnh chư Tăng. Vì thế một bát không những đến ngàn nhà mà
đến cả triệu triệu nhà. Thật là mầu nhiệm và tuyệt vời. Nhờ thế chúng sanh bớt
khổ được vui Phật đạo càng được lưu thông phát triển.
—]–
0 nhận xét:
Đăng nhận xét