BẤT
KHẢ TƯ NGHÌ
Trong
kinh có những từ “Bất khả tư nghì” là không thể dùng sự suy nghĩ mà hiểu được.
“bất khả thuyết” nghĩa là không thể dùng ngôn ngữ mà diễn tả được. “Vô lượng vô
biên” không thể đong đo tính đếm được. Trong thế giới chúng ta ở có hai thế giới,
thế giới hữu hình và thế giới vô hình. Thế giới hữu hình chúng ta có nghe, thấy
và hiểu được một số nào đó còn ngoài ra chúng ta không hiểu hết. Ví dụ như
trong cơ thể của ta, lục phủ ngũ tạng nó vận hành như thế nào để ta có sự tồn tại
cuộc sống 100 năm, chúng ta không hiểu hết huống nữa ngoài thế giới bao la. Và
thế giới vô hình đối với ta hoàn toàn không biết gì hết, mặc dầu chúng ta biết
thật có thế giới vô hình. Chỉ có những vị tu chứng có con mắt thứ ba mới thấy
và hiểu cảnh giới vô hình.
Trong
kinh có câu: “Pháp lực bất tư nghì - Từ bi vô chướng ngại”. Nghĩa là pháp tương
tác giữa vật và tâm tạo thành năng lực nhiệm mầu. Bất tư nghì còn gọi bất khả
tư nghì, nghĩa là không thể nghĩ lường được. Các cảnh giới của Phật con người
không thể nghĩ lường được. Ví như trong lòng đất có mõ dầu mõ sắt, nếu để 100
năm thì nó là mõ dầu, mõ sắt. Nhưng với sự khéo léo của con người thông minh, của
các kỷ sư các khoa học gia, biến chế quặn dầu, quặn sắt thành máy bay, xe cộ,
đường sá, thành xăng, nhiên liệu, thành khí đốt .v.v.. từ những chất và vật liệu
vô tri, trở thành những chiếc xe, những chiếc tàu, những cái máy, chạy siêu tốc.
Những máy bay chỡ hàng ngàn tấn bay trên không trung, những chiếc phi thuyền
bay ra ngoài vũ trụ, qua các hành tinh khác. Tất cả cũng chỉ là mõ dầu, mõ sắc,
do trí tuệ con người tương tác tạo nên. Trí tuệ càng tương tác cao thâm bao
nhiêu thì các pháp sẽ cho ta nhiều mầu nhiệm bấy nhiêu.
Tóm
lại các pháp hay gọi là vạn vật trong thế giới luôn có nhiều năng lực tìm ẩn mầu
nhiệm. nếu chúng ta biết tương tác chúng sẽ cho chúng ta thành quả không thể
nghĩ lường. Điều này chứng tỏ thế giới là bất khả tư nghì.
Thế
giới vật chất bên ngoài thân có những điều nhiệm mầu kỳ diệu, thì thế giới bên
trong nội tâm cũng có những điều kỳ diệu nhiệm mầu, nếu chúng ta biết tương tác
thì sẽ có những điều diệu dụng nhiệm mầu. Như Phật đã dụng tâm tu tập đạt đến
quả vị Vô thượng Bồ đề. Ngài có đủ lục thông diệu dụng biến khóa khôn lường.
Ngoại đạo họ tu luyện tâm đạt đến thần thông cũng có những điều mầu nhiệm mà với
trí con người không thể hiểu hết nên gọi là bất khả tư nghì.
Ngày
nay, các nhà khoa học chế ra máy móc, điện đài phục vụ cho đời sống con người rất
tiện dụng cũng đồng như các nhà tu luyện có thần thông, đi mây về gió, dời non,
lấp biển, nhìn xa thấy rộng. Ngành khoa học cũng thế chế tác điện đài mày móc,
giúp cho con người nhìn xa thấy rộng, thu ngắn không gian và thời gian lại một
chỗ. Nhưng sự tu luyện của các nhà ngoại đạo, và sự phát minh sáng chế ra điện
đài máy móc của các nhà khoa học, dù phát triển đến đâu cũng không sánh bằng
trí tuệ của Phật. Sự thông minh của con người dù có đạt đến đâu cũng nằm trong
ngũ dục. Truyện Tây Du Ký Tề Thiên có thần thông diệu dụng cũng không bay ra khỏi
bàn tay năm ngón của Phật tổ, trái lại bị ngọn núi đá đè bẹp 500 năm. Bàn tay
năm ngón dụ cho ngũ dục, hay ngũ hành, còn núi đá dụ cho vô minh. Vô minh làm
nhân để ngũ dục phát triển, ngược lại ngũ dục làm nhân cho vô minh che lấp tâm
tánh và trói buộc con người muôn đời muôn kiếp không ra được. Nếu không có Phật
tổ chỉ dạy thì không thể thoát ra được. (vô minh duyên hành, hành duyên thức,
thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập ái, thủ, hữu……. sanh, lão, bệnh, tử) 12 nhân duyên dụ cho
vòng luân hồi sanh tử mà con người không bao giờ thoát được, trừ phi tu hành thực
tập theo lời Phật dạy mới thoát được.
Các
nhà tu luyện ngoại đạo, các nhà khoa học còn nằm trong phàm tục, chứ không thể
thành thánh thành Phật được, cho nên có câu “Thập phương thế giới diệc vô tỷ,
Thế gian sở hữu ngã tận kiến, Nhất thiết vô hữu như Phật giả”. Nghĩa là 10
phương thế giới, chỗ tôi nhìn thấy, tất cả không có ai bằng Phật. Trong 10
phương thế giới, chúng sanh cao cấp nhất là loài Trời đến loài người, trong lục
phàm, tam thánh không có một ai mà so sánh với Phật được, cho nên tôn vinh ca
ngợi Phật phước đức cũng được viên mãn.
—]–
0 nhận xét:
Đăng nhận xét