TÀI
SẢN CỦA TĂNG GỒM BA Y VÀ MỘT BÌNH BÁT
Khi
Phật còn tại thế chư Tăng sống bằng hạnh khất thực, nên tài sản để nuôi thân gồm
có ba y và một bình bát, rày đây mai đó không ở nhất định một chỗ.
Tùy
theo tuổi đạo mà y có các loại khác nhau, như
y 5 điều, y 7 điều, y 9 điều, y 11 điều, y 13 điều, y 17 điều, y 19 điều,
y 21 điều, y 23 điều và y 25 điều.
Y ngũ điều: Là y 5 điều tiếng Phạn gọi là A Đà Hội,
gọi là tác vụ y, nghĩa là y mặc để lao tác công việc, phục dịch trong chùa. Là
y có 5 đường sọc đứng, mỗi đường sọc có 2 ô, một ô dài và một ô ngắn, tức ô
nguyên và ô nữa. Tông cộng có 5 sọc dài chia làm 10 ô ruộng phước.
Y bảy điều: Là y có 7 đường sọc đứng, mỗi sọc có 2
ô nguyên và một ô nữa. Tổng cộng bảy sọc chia thành 21 ô ruộng trên thất y.
Y bảy
điều tiếng Phạn gọi Uất Đa la Tăng, gọi là nhập chúng y, thất điều y. Gồm có
hai dài một ngắn, phàm khi dự trai, nghe pháp, trì kinh, ngồi thiền, lễ Phật, lễ
tháp, lễ Hòa thượng, Thượng tọa, lúc tăng hòa hợp, thời nên mặc áo này,…..
1/ Ba Y bậc hạ có ba loại:
-
Y 9
điều có 27 ô
- Y 11 điều có 33 ô
- Y 13 điều có 39 ô.
2/ Ba Y bậc trung có ba loại:
- Y 15
điều có 60 ô
- Y 17 điều có 68 ô
- Y 19 điều có 76 ô.
3/ Ba Y bậc thượng có ba loại:
- Y 21
điều có 105 ô
- Y 23 điều có 115 ô
- Y 25 điều
có 125 ô.
ĐẠI Y, là Y lớn nhất trong ba y, nên gọi
là Đại y, Đại y gồm có 9 loại, được phân làm ba bậc: Thượng, trung và hạ. Thấp
nhất 9 điều có 27 ô. Cao nhất 25 điều có 125 ô, bao gồm gọi là Đại y.
Áo
kép tiếng phạn Tăng già lê đây gọi là tạp toái y, có áo thuộc 9 phẩm: thượng,
trung và hạ. Phẩm hạ hạ là cửu điều y (áo 9 điều) phẩm hạ trung là áo 11 điều,
phẩm hạ thượng là áo có 13 điều, điều là 2 dài một ngắn. Dài nhiều ngắn ít biểu
trưng cho Thánh tăng thêm, phàm giảm bớt. Phàm lúc vào cung vua, lên tòa nói
pháp, vào làng xin thức ăn, hàng phục ngoại đạo, thời nên mặc áo này.
Đại y 21 điều, mỗi điều có 4 khoản dài 1 khoản
ngắn. Tổng cộng có 105 khoản. 4x21 =84 ô
dài và 21 ô ngắn.
Với
ý nghĩa mặc y này, cần phải thành tựu về mặt trí tuệ, luôn sống trong đương niệm,
mọi cử chỉ trong ý thức, luôn luôn kiểm soát tâm, mỗi mỗi việc đều có chính kiến,
chánh tư duy và chánh huệ làm chủ. Trí huệ ở đây muốn nói là thứ trí tuệ luôn song
hành với từ bi, không trái ngịch nhau, nó mang tính chất thuần thiện. Muốn có
trí tuệ nầy, cần phải tham cầu học hỏi và trải nghiệm qua ba động tác, văn tuệ,
tư tuệ, tu tuệ, khi thành tựu mặt trí tuệ ấy, chính phước đức thành tựu.
Thứ
nữa Tỳ kheo đem tuệ học mà mình có được để ứng phó Đạo tràng thuyết pháp độ
sanh, hàng phục tà ma ngoại đạo. Chiếc y này còn gọi là chiếc y vị tha, nghĩa
là người mặc chiếc y này nên làm những việc cứu nhân độ thế, thuyết pháp độ
sanh, quảng bá chánh pháp, hay biểu lộ phước tướng trang nghiêm, thành quả của
những việc này là chính là phước điền y. Phước điền càng nhiều công đức càng
tăng, năng lượng càng mạnh, thì đạo quả chóng thành.
Đại
y là loại y có phước điền lớn nhất, Tỳ kheo đắp y này mới có đầy đủ năng lực để
thừa mệnh Phật truyền bá chánh pháp. Đây là điều Phật muốn ủy thác trọng trách
cho những vị khoác chiếc y này, làm nhiệm vụ mà Phật đã làm.
Đây là lời phát nguyện của vị Tỳ kheo
trong khi thọ pháp y này. Vậy mệnh của Như Lai là gì? Chính là trí tuệ, tuệ giác
và giác ngộ. Tỳ kheo đem những trí tuệ được giác ngộ của Như Lai (gồm ba tạng
kinh điển) truyền lại cho hậu thế. Trong Kinh Bát Đại Nhân Giác có câu: “Duy Tuệ
Thị Nghiệp” chỉ lấy trí tuệ hay tuệ giác làm sự nghiệp. Tỳ kheo hãy thay Phật
tuyên dương Chánh pháp, đúng như lời phát nguyện từ thuở ban đầu thọ y bát.
Ngoài
Đại y ra còn có loại y dành cho các vị sơ cơ gọi là Mang y:
Mang y là pháp y không có điều. Khi mặc y
này đọc bài kệ rằng:
Thiện tai, Đại giải thoát phục
Vô tướng phước điền y
Phi phụng như giới hạnh
Quảng độ chư chúng sanh
(Khéo
thay áo giải thoát, Áo ruộng phước vô tướng,
Phụng trì đúng giới hạnh, Rộng độ các chúng sanh). Mang y tiếng Phạn Patta Hán âm Bát tra. Tức là
chiếc Ca sa dùng hai miếng vải khâu lại mà thành, cho nên không có tướng phước
điền. Được gọi là Mạn điều y, Man y, Lễ sám y, là dành cho Sa di tập sự xuất
gia, cư sĩ tại gia thọ 5 giới Bồ tát, hay những vị Gieo duyên xuất gia (phát
nguyện xuất gia trong thời gian ngắn, 7 ngày) đều mặc y này.
Về tâm ý, vị này có chí muốn cầu giải
thoát, nên tên y này có tên gọi là y giải thoát. Nhưng đứng về tướng, thì vị
này mới chỉ là tu thử thách nên chưa có phước đức. Vì vậy nên không có tướng
phước điền trên y, cho nên gọi là vô thướng phước điền y.
Đứng
về mặt giới tướng chỉ có 10 giới do Phật chế, cần phải hành trì đúng như luật dạy
và có vị thầy giám sát, vị này luôn ở bên cạnh thầy để hầu pháp và học hỏi với
bổn sư, y chỉ sư. Sau hai năm vị thầy nhận thấy giữ đúng giới luật, có chí tu học
cầu giải thoát và tinh tấn hóa độ chúng sanh, phụng sự Phật pháp, không thối
tâm, vị thầy trình lên Tăng cho truyền giới Tỳ kheo mới gọi là chính thức xuất
gia.
Kinh
Tâm Địa Quán Phật dạy Ca sa có 10 lợi ích.
1/
Che thân khỏi mắc cỡ mà đầy đủ hỗ thẹn.
2/
Ngăn nóng lạnh và ruồi muỗi
3/ Biểu thị hình tướng Sa môn.
4/ Là bảo tràng tướng của trời người,
sinh phước thuộc cõi Phạm thiên.
5/ Lúc mặc sinh tướng tháp báu, diệt
các tội ác
6/ Màu hoại sắc, không khiến phát sanh
tham dục.
7/ Ca sa là y thanh tịnh của Phật, đoạn
hẳn phiền não và là ruộng lúa tốt.
8/ Tiêu tội và sanh 10 điều lợi
9/ Như ruộng tốt làm tăng trưởng mầm bồ
đề.
10/ Như giáp trụ mũi tên độc phiền não
không làm hại được, do đó chư Phật ba đời đều mặc.
—]–
0 nhận xét:
Đăng nhận xét