PHƯƠNG THỨC GIỮ 5 GIỚI
Trong 5 giới Phật chế, chia là ba loại
giới, thân giới, khẩu giới và ý giới. Giới trong đạo Phật là loại giới tự nguyện
thọ giới, không ép buộc phải thọ giới. Nhưng khi đã thọ rồi phải nguyện giữ giới.
Nếu cảm thấy không thể giữ được xin xả giới, khi nào thấy giữ được xin thọ lại.
Thân giới: Gồm sát, đạo, dâm,
Khẩu giới: Gồm nói dối, nói lời hung ác,
nói lời thô tục, nói lời chia rẻ, nói
thêu dệt, nói lời vô ích.
Ý giới: Gồm không tham, không thù hận,
không si mê tà kiến.
Khi đã phát nguyện thọ thì tâm lý: Cố
ý tránh xa sát sanh, trộm cướp, tà dâm. Cố ý tránh xa 4 điều: nói dối, nói lời hung
ác, nói thêu dệt, nói lời vô ích. Cố ý không tham, không thù hận, không tà kiến,
si mê.
Giới
có ý nghĩa ngăn ngừa, có ý nghĩa bảo vệ, chứ không có ý nghĩa răn đe và hù dọa
nếu không giữ hay vi phạm. Ngăn ngừa việc
gì, là ngăn ngừa sự nguy hiểm cho hành giả và bảo vệ cho hành giả được an toàn.
Giới
trong đạo phật có một số nội dung gần giống với luật pháp thế gian về mặt thời
gian, có ý nghĩa tạm thời chứ không có phổ cập không gian thời gian trong ba thời
quá khứ, vị lai và hiện tại như giới của Phật chế.
Ví
dụ luật đi đường ở Việt Nam, người và xe phải đi bên phải gọi là đúng luật,
nhưng qua bên Thái, bên Mỹ xe và người đi bên trái mới đúng luật. Khi tham gia giao thông ở Việt Nam người đi
xe honda gắn máy phải đội mũ bảo hiểm, nếu không đội sẽ bị cảnh sát giao thông
phạt tiền thu xe, nhưng qua Trung Quốc, Lào, Cambuchia và các nước khác thì đi
xe honda không cần đội mũ bảo hiểm. Và luật giao thông có rất nhiều luật quy định.
Vì thế người học lái xe để có bằng lái phải học đến từ 300 đến 500 câu về luật
giao thông.
Tất cả luật lệ giao thông chủ yếu để bảo
vệ tính mạng con người và tài sản, nó có tính cách ngăn ngừa và có tính cách
ràng buộc,răn đe và nó có tính cách tạm thời, nên không thể so sánh với giới luật
của Phật chế. Giới của Phật chế nó thông cả ba đời quá khứ, vị lai và hiện tại,
thông cả thời gian và không gian, không hạn chết quốc độ nào, chủng tộc nào.
Trong
giới của Phật chế có hai tầng, sơ tầng gọi là hướng thiện, nằm trong 5 giới, không
sát, đạo, dâm, vọng, rượu chè, cờ bạc. Tức là hướng Thiện, là hoàn thiện tư
cách một thân phận con người sống trong cõi tục. Thứ đến tầng thứ hai là hướng
Thượng, tức là hướng đến từ phàm qua thánh, để làm Phật.
Vì
thế nhiều người nói tôi ở nhà ăn chay làm lành, không hại ai là đủ không cần
quy y theo Phật, giữ giới bị gò bó ràng buộc, chừng đó đã đủ rồi. Nói như thế
cũng đúng mà không đủ chưa hoàn thiện. Nhưng họ chưa rõ mục đích của đạo Phật
là đưa con người đến giải thoát giác ngộ thành Phật, chứ không phải chỉ gói gọn
việc thiện. Mà dù anh có làm thiện theo kiểu thế gian thì cũng là phàm phu tục
tiểu mà thôi. Dù anh có ăn chay suốt đời khổ thân ép xác nhưng không đem lại lợi
ích nào cho việc giải thoát sanh tử cả. Ví như con trâu con bò, ngựa, voi nó
cũng ăn chay, cuối cũng nó cũng là trâu bò mà thôi, chết vẫn đọa lại làm kiếp
trâu ngựa mà thôi, nên đừng cho rằng ăn chay là tu thì lầm rất lớn.
Vì
thế, ai có tâm hướng Phật thì phải quy y và thọ giới mới đúng nghĩa tin Phật và
hiểu Phật.
Vì thế nên mỗi khi phát nguyện thọ giới
là cơ hội tốt cho người thọ giới, chứ không phải mang thêm một gánh nặng, một sự
ràng buộc như mọi người lầm tưởng, rồi bỏ cơ hội không dám đến với đạo Phật. Rất
có nhiều người muốn đến quy y theo Phật nhưng sợ không giữ giới nổi, vì sợ giữ
không được phải phạm.
Trong việc thọ giới, có thọ giới thì có xả
giới, có giữ thì có phạm. Nếu thấy không giữ được thì xin xả, nếu thấy đã phạm
thì xin sám hối khôi phục lại, nguyện làm lại từ đầu. Như đi đường vấp ngã, đứng
lên đi tiếp chứ không ngồi đó hoặc trở lui không bước tới. Khi vi phạm giới Phật
không quở và cũng không trách mình, nhưng lương tâm mình tự trách lấy mình. Phạm
giới không quan trọng, mà quan trọng phạm giới mà không biết mình phạm, do
không biết mình phạm nên cứ làm việc sai quấy mãi, lâu ngày thành nghiệp khó trở
thành người hoàn thiện.
—]–
0 nhận xét:
Đăng nhận xét