TẬP
KHÍ
Tập
khí là cái được hình thành do được huân tập bởi các khí chất của hiện hành.
Duy thức thuật ngữ tập khí được dùng như
một sự kết hợp cả hai ý nghĩa : nguồn năng lượng (mùi hương xông ướp) lên đồ vật
và nguồn năng lượng “mùi hương lưu lại” trên đồ vật đó.
Như vậy, tập khí chính là năng lượng phát
sinh và năng lượng tiềm tàng ở trong tạng thức do tác động của các hoạt động
tâm lý.
Tập khí là “dấu tích của tư duy cái được
lưu lại, chín muồi và một ngày nào đó sẽ sinh ra quả”. Tập khí vừa mang ý nghĩa
chủ động, tức là cái khả năng xông ướp (năng huân) vừa mang ý nghĩa bị động, tức
là cái được hình thành do sự xông ướp (sở huân). Tập khí cũng được xem là đồng
nghĩa với chủng tử. Bởi vì chúng đều là những ẩn dụ diễn tả công năng sinh ra
quả trong tương lai mà công năng ấy vốn được hình thành từ sự huân tập của hiện
hành và được lưu giữ trong tạng thức.
Xét về bản chất, tập khí có ba loại: Tập
khí danh ngôn, tập khí chấp ngã và tập khí hữu chi.
Tập khí danh ngôn là chủng tử trực tiếp của
các pháp hữu vi riêng biệt. Đây là loại chúng tử được huân tập bởi sự tác ý bằng
ngôn ngữ.
Tập khí thuộc về ngã chấp (ngã kiến) là
chủng tử của sự chấp thủ sai lệch về ngã và ngã sở (vật sở hữu).
Tập khí về hữu chi là chủng tử của nghiệp
chiêu cảm quả báo trong tam giới.
Ở trên, Tam Thập Luận nói dòng sanh tử
tương tục là do tập khí của nghiệp cùng với tập khí của hai thủ, chính là tập
khí thuộc về hữu chi trong ba loại tập khí nói trên. Theo giải thích của các
nhà chú giải, các nghiệp thiện, ác, trung tính một khi tạo được liền xông ướp
lên tạng thức nguồn năng lượng tương ứng. Nguồn năng lượng đó được gọi là tập
khí của các nghiệp. Tập khí này chuyển biến liên tục cho đến khi chín muồi thì
chịu cảm quả báo.
—]–
0 nhận xét:
Đăng nhận xét