Thứ Hai, 29 tháng 1, 2024

BA CẤU UẾ CỦA THÂN VÀ TÂM

 

BA CẤU UẾ CỦA THÂN VÀ TÂM

       Thân thể chúng ta cấu tạo bởi hai phần, vật chất và tinh thần. Về vật chất tức thân thể được kết hợp bởi tứ đại, đất, nước, gió và lửa, tức xương thịt (đất), máu (nước) gió (hơi thở), lửa (nhiệt độ, hơi ấm). Còn gọi là phần Sắc. Về tinh thần, tức Tâm có bốn thành phần, Thọ (cảm thọ) tưởng (suy nghĩ), hành (vận hành tâm thức), thức  (phân biệt). Mỗi một thứ đều có cấu uế của nó.

       Về thân cấu uế phát xuất từ tứ đại, Thân tứ đại nuôi lớn trưởng thành bằng tứ đại, mượn tứ đại để nuôi thân, xong trả lại cho tứ đại. Hằng ngày chúng ta cứ mượn đưa vào thân để nuôi thân và trả lại ra ngoài để cho thân khỏe. Sự vay mượn này chiết xuất ra ba cấu uể đó là, cứt, nước tiểu và đàm giải. Ba cấu uế này của thân, ba cấu uế này dồn nén lại nó thúc bách thân khó chịu, phải giải quyết ngay, không giải quyết sẽ sanh bệnh, đưa đến nguy cơ tánh mạng. Vì thế đi cầu đi tiểu là vệ sinh thân. Cấu uế của thân dễ trừ, còn cái dơ của tâm khó trừ và đáng sợ nhất. Cái dơ của thân, cứt, đái, đàm giải ba thứ này dễ trừ, có lúc nó thúc bách ta phải buông xả. Còn cái dơ của tâm là tham, sân, si, ba thứ này làm cho tâm lu mờ, chỉ biết bám theo chứ không thể buông xả, nó không thúc bách chúng ta buông xả, mà nó thúc bách chúng ta chạy theo. Đây là cái nguy hiểm nhất mà Phật luôn nhắc nhỡ chúng ta, tìm nhiều cách khéo léo khuyên bảo các đệ tử xa lánh và buông bỏ.

       Cái dơ của thân (cứt, đái, đàm giải) không ra được khỏi thân thì sanh bệnh, chỉ hại thân này một kiếp, còn cái dơ của tâm là tam độc, không giải được thì thành nghiệp, sẽ hại cả thân lẫn tâm trong nhiều đời nhiều kiếp.  Đây là cái nguy hại khủng khiếp mà Phật đã nhìn thấy. Nếu chúng ta không học Phật thì không nhìn thấy. Học Phật giúp chúng ta khai mở được Phật trí, Phật trí giúp chúng ta thấy rõ được nhân quả, tội phước, nhận thấy rõ được nguồn gốc của sanh tử, thấy rõ được thực chất của nhân sanh và vũ trụ.

       Cái trí tuệ của thế gian chỉ biết hơn thua, hận thù, phải trái, được mất, trắng đen, xanh đỏ… chứ không phân biệt được tội phước hay nhân quả, sanh tử. Vì thế ba thứ tham dục , sân nhuế và ngu si được gọi chung là Tam hỏa  (ba thứ lửa), Ba độc (ba cái độc hại),  Tam cấu (ba cái nhớp nhúa), Tam bất thiện (ba cái gốc xấu ác)…

       Kinh Niết bàn dạy: “Hễ có tội, tức là có tội báo”. Muốn không có tội báo, cần phải trừ sạch các tội lỗi. Có những tội lỗi do thân gây ra, có những tội do tâm gây ra, và có những toọi do cả hai gây ra. Tội làm chướng ngại cho hành giả trên con đường đi đến Thánh quả. Do vậy, ta cần phải ngăn chặn những tội lỗi phát sinh qua phương pháp nhiếp luật nghi giới, nên phải thọ trì giới cấp, 5 giới, 10 giới … Tội lỗi còn có tên là phiền não. Tội lỗi là phiền não ngọn, còn phiền não gốc chính là tam độc, là tham, sân, si. Mỗi khi tắm rửa xong thân thể, đi cầu đi tiểu xong tự nhiên cảm thấy thân thể nhẹ nhàng dễ chịu, đó là tẩy rửa làm sạch thân. Cũng vậy muốn tẩy rửa tâm, là ta phải vứt bỏ tham, sân, si thì tự nhiên tội lỗi cũng tiêu trừ. Tội lỗi là cái bóng của tham, sân, si, ì thế, hết tham sân si thì tội lỗi không còn.

       Dơ thân thì lấy nước rửa, tâm ô uế thì lấy pháp sám hối rửa, lấy gìn giữ giới luật mà rửa, thực hành các việc thiện để hóa giải. Đây là phương pháp tu thân dưỡng tánh.

       Thân dơ có ba chướng ngại, khó gần gủi người khác để giao tiếp, dễ sanh ra bịnh tật,  thân bức xúc khó yên để tu tập. Vì thế phải giữ thân cho sạch. Thân sạch, tâm sạch như thế mới có cơ hội thăng tiến trên con đường giải thoát ra khỏi khổ đau. Rất nhiều chúng sanh không biết Phật pháp, nên say mê trong ngũ dục, đắm chìm trong tội lỗi mà không hay không biết và cũng không muốn thoát ra, tự cho đó là vui không thấy khổ, tự cho mình là cao quý, là thượng đẳng, khi khổ đến thì không có đường thoát.

       Cũng vậy, thân họ đang dơ nhưng họ không muốn tắm rửa, họ đã quen với mùi hôi thúi như vậy, họ thích sống  gần gũi với nơi ô nhiễm, ròi xa họ không sống nỗi. Như loài trùn dế ưa thích nơi hố rác, bùn lầy. Nghiệp cảm của chúng sanh mỗi loài có khác, so với con người. Vì thế nói đến vấn đề giải thoát đối với những chúng sanh nầy thì quá xa vời. Sự khổ đau và sống trong dơ bẫn vẫn là cuộc sống triền miên. Bởi vậy chúng ta có phước duyên được làm thân người, đầy đủ lục căn, lại gặp Phật pháp là điều hy hữu. Cho nên hãy nghĩ tưởng đến chúng sanh nầy mà khởi tâm từ bi, dùng mọi phương tiện khéo léo giúp chúng sanh ra khỏi khổ lầm mê.

       Không khổ đau nào bằng khổ đau sanh tử luân hồi, không niềm vui nào bằng niềm vui được ra khỏi tam giới lục đạo. Chính vì vậy chúng ta hãy cẩn trọng và luôn khắc ghi lời Phật dạy, mà thường xuyên thực hành tránh những lỗi lầm vô tình gây ra.

       Hãy tập buông những thứ xưa nay ta đang bị trói buộc.

       Về tình cảm  cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái, quyến thuộc, họ hàng.  Về tài sản: nhà cửa, ruộng vườn, châu báu, tiền bạc, trang sức…. Về hưởng thụ  trai gái, tửu sắc, cờ bạc, ăn ngon, mặc đẹp, hút sách, cớ bạc, cá độ v.v. Về xã hội  Địa vị, tiếng tăm, danh vọng, quyền quý…. Buông bỏ từ hình thức đến nội tâm, hoàn toàn giải thoát không còn một chút lưu luyến nào cả, như thế mới mau giải thoát…

]

BA CẤU UẾ CỦA THÂN VÀ TÂM Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét