Ư
NHỨT NIỆM QUY Y NĂNG DIỆT TAM KỲ NGHIỆP
Trong nhân gian có câu “Phóng hạ đồ đao, lập địa
thành Phật”. Ném con dao hàng thịt xuống, ngay lập tức thành Phật. Phút trước
mê lầm sát sanh, thế nhưng phút sau, biết ăn năn hối lỗi. Phút trước là người
có ác tâm, phút sau ác tâm chuyển thành thiện tâm. Như ngôi nhà tối 100 năm,
nhưng bật ngọn đèn lên thì phút chốc trở thành sáng. Phóng hạ đồ đao là Đạo
tràng, lập địa thành Phật là nhìn thấy Phật. Hồi đầu thị ngạn, quay đầu thì thấy
bờ. Kinh Hoa Nghiêm nói “Nhất niệm thông tam giới”. Tất cả đều là Lý còn sự phải
thực hành lần về sau mới hoàn mãn.
Ư
nhất niệm quy y năng diệt tam kỳ nghiệp. Quy y trọn một niệm- dứt sạch nghiệp
ba kỳ. Quy y ở đây chưa đủ gọi là quy y Tam bảo, mà chỉ là một khởi niệm thiện
hướng về Phật để xưng dương tán thán lại có được sự thành tựu to lớn như vậy.
Có câu nhìn ra biển cả mênh mông, nhưng quay lưng lại thì thấy bờ. Chỉ cần thấy
Phật là thấy tất cả điều thiện hiển hiện quanh ta, điều ác tự khắc mất hết, chỉ
cần một cái bật đèn thì ánh sáng sẽ đến cả gian phòng và bóng đêm tự mất.
Khởi
một niệm tán thán Phật như một cái quay đầu, như một cái bật đèn. Thế thì chỉ
trong một niệm tán thán trọn vẹn ấy nghiệp trong vô lượng kiếp của ta tự dưng
biến mất. Cũng bắt đầu từ niệm quy y tán thán về với đức Phật sẽ dẫn hành giả đến
quy y với pháp và Tăng. Một niệm là chỉ thời gian rất ngắn và chỉ cho tính chân
thực ở nơi tâm của hành giả đang hướng về Phật mà tán thán. Một niệm hướng Phật
cũng có nghĩa là một niệm hướng về con đường thánh thiện. Như vậy, Phật tánh
trong ta, hay con đường thánh thiện trong ta đang bừng phát bắt đầu từ niệm ấy,
giúp cho ta chuyển hóa được vô lượng tội chướng đen tối sớm tiêu trừ, và cũng từ
niệm ấy trở thành nguồn năng lượng cực mạnh giúp cho ta thăng tiến trên con đường
thánh đạo và tuệ giác. Ngược lại, một niệm ác sanh khởi cũng khiến cho tai họa
xảy ra vô cùng tận. Ví như một tia lửa nhỏ bắn vào thùng xăng, thì lửa sẽ phựt
cháy ngút ngàn gây thiệt hại không biết bao nhiêu là kể. Trong kinh Hoa Nghiêm
nói “Nhất niệm sân tâm khởi, bạch vạn chướng môn khai”, nghĩa là một niệm sân hận
nổi lên, thì trăm ngàn cửa nghiệp chướng đều mở ra. Giống như một cái bật tắt
nguồn điện, thì cả gian phòng đều tối đen. Một niệm buông dao, lập địa thành Phật.
Do vậy trong kinh Hoa Nghiêm có câu “Nhất niệm thông tam giới”, chỉ trong một
niệm cũng đủ dung thông cả tam giới. Cũng vậy thời đại 4.0 ngày nay, ngành khoa
học phát triển, mạng viễn thông giúp con người nhìn xa thấy rộng, mọi sự mọi việc
xảy ra trên thế giới trong nháy mắt. Chỉ cần một cái nhắp chuộc, hay cái quẹt
tay trên màn hình thì lập tức tin tức trên toàn thế giới có ngay, đồng nghĩa với
“nhất niệm thông tam giới” trong kinh Hoa Nghiêm.
Phật là bậc xứng đáng được tán thán, càng tán
thán Phật bao nhiêu thì công đức nơi ta càng tăng bấy nhiêu, Phật tánh trong ta
càng hiển lộ, từ bi trí tuệ càng phát sanh thiện niệm càng phát triển. Ta càng
tán thán Phật thì năng lượng Phật tính trong ta càng tăng. Ngược lại ta càng
tán thán ác ma thì năng lượng ma tính lại càng phát sanh. Cũng như hô hào chiến
tranh, đồng tình chiến tranh, thì sự tranh chấp, tranh chấp lãnh thổ, tài
nguyên kéo dài và khếch rộng ra bấy nhiêu. Nếu ta mặc nhiên không tán thán cả
hai thì trong ta trở nên bình thường. Bình thường có nghĩa là chùn bước. Bởi
quá khứ ta đã tạo quá nhiều tội lỗi, những tội lỗi ấy là những nguyên nhân để
ngày nay ta không có duyên gặp những điều hiền thuận, không gặp thiện tri thức,
những điều hay lẽ phải đến họ không tiếp cận được. Như cái vá múc canh suốt đời
mà không biết vị mặn ngọt của thức ăn là vậy.
Người xứng đáng được tán thán ta không tán thán, những lời hay lẽ phải họ
không tin, những người này đồng nghĩa với những người đi vào trong bóng tối.
Cũng
vậy, mỗi khi ta sanh tâm giận dữ chửi mắn ai, trước hết tâm ta bị cấu uế, tâm
ta không thanh tịnh, thân ta không ung dung tự tại. Ngược lại một khi ta tán
thán ai, ta hoan hỷ với ai, lòng ta cảm thấy nhẹ nhàng, bước đi thong thả ung
dung không vướng bận, thân thể ta rạng rỡ tươi thắm. Bởi lời nói phát xuất từ
tâm, là cái bóng của tâm. Nên khi mỗi khi tán thán Phật, cũng vì mục đích tự nhắc
nhở mình noi gương đức Phật, để hầu mong cuộc sống hằng ngày, giữ gìn ba nghiệp
thân, khẩu, ý được thanh tịnh như Phật, mong giải thoát giác ngộ như Phật. Đây
là điều ta cần mong ước và khen ngợi mãi mãi không ngừng, cho đến khi nào thành
tựu như Phật đã thành tựu. Đây là hạnh thứ hai trong mười hạnh của Bồ tát Phổ
Hiền tu tập đã thành tựu là “Nhị giả xưng tán Như Lai”, nên Hồng danh sám pháp
có câu:
“Dùng vô số âm thanh biển cả
Đem hết lời tốt đẹp lòng ta
Kính tỏ bày muôn kiếp về sau
Khen công đức thâm sâu Phật đà”!
Đây là khen ngợi Phật mỗi khi ta đứng trước
tượng Phật trí tuệ của Phật thâm sâu vi diệu là thứ ánh sáng nhằm loại trừ màng
đen tối vô minh, tham, sân, si, phiền não dẫn đến Niết bàn Vô thượng đem lại
cho chúng sanh an lạc giải thoát. Ngược lại trí tuệ thế gian cũng rất sâu xa
nhưng thâm độc vô cùng, nó thuận chiều với tham sân si, với vô minh phiền não,
là thứ trí tuệ phục vụ cho nhu cầu ích kỷ, hơn thua, chiếm hữu, tham đắm, sa đọa.
Trí tuệ thế gian do tham, sân, si làm chủ. Người có trí tuệ thế gian hiện đời
tuy có đời sống vật chất đầy đủ rất tốt, nhưng nghiệp chướng thì không thể tiêu
trừ, không thấy được con đường thoát khổ, không rõ được nhân quả nghiệp báo,
không thấy con đường dẫn đến Niết bàn.
Tán
thán công đức của Phật là bậc đã dẫn đường cho chúng sanh ra khỏi khổ, siêu xuất
thế gian, dẫn chúng sanh đi con đường hướng thiện và hướng thượng, đến chân thiện
mỹ. Kinh Tăng Nhất A Hàm phẩm Thiện Tụ nói lạy Phật. Lễ Phật có 5 công đức:
1/ Là xinh đẹp,
2/ Là tiếng hay,
3/Là lắm tiền nhiều của,
4/ Là đời sau sanh nhà trưởng giả,
5/ Là sau khi chết sanh về cõi lành.
Vì sao vậy? Vì Như Lai không ai sánh bằng. Như Lai có
Tín, có Giới, có Văn, có Huệ, có sắc thiện thành tựu, cho nên thành tự 5 công đức.
Lại nữa, vì nhân duyên gì lạy Phật mà được xinh đẹp ? chính vì do thấy hình ảnh
Phật mà phát tâm hoan hỷ, vì lý do này nên được xinh đẹp.
Kinh Nghiệp báo sai biệt nói đến sự lợi ích của
sự lạy Phật có 10 công đức.
1/ Được sắc thân tốt đẹp
2/ Nói ra điều chi ai cũng tin
3/ Không sợ sệt giữa đám đông
4/ Được chư Phật hộ trì
5/ Đầy đủ oai nghi
6/ Mọi người đều nương theo mình
7/ Chư Thiên cung kính
8/ Đủ phước đức lớn
9/ Lúc lâm chung được vãng sanh
10/ Mau chứng quả Niết bàn.
Nhờ
tán thán Phật nên tâm lấy giới luật nhiếp về thân, lấy thiền định và trí tuệ
nhiếp về tâm. Giới làm cho thân sạch, còn định và tuệ làm cho tâm sáng. Vậy tâm
sạch tâm sáng là tu tập đủ giới, định, tuệ. Đó là tán thán Phật và ca ngợi Phật
một cách chân chính nhất.
—]–
0 nhận xét:
Đăng nhận xét