ĐỜI
SỐNG CỦA SÚC SANH
Trong
kinh Phật dạy có 6 loại chúng sanh trong lục đạo, Trời, Người, A tu la cuộc sống vui nhiều khổ ít,
còn 3 loại cực khổ không có vui là Địa ngục, Ngạ quỷ và súc sanh. Khổ nhất là Địa
ngục, khổ nhì là Ngạ quỷ khổ thứ ba là Súc sanh. Đây chỉ nói về khổ súc sanh,
súc sanh loại có phước nhiều, loại không có phước. Như vậy súc sanh cũng có
phân loại đẳng cấp khác nhau tùy theo khi còn làm thân người gây nghiệp ác và
thiện nghiệp xen lẫn nhau nên sau khi đọa làm súc sanh, có loại được bảo hộ của
con người có loại không được bảo hộ là ảnh hưởng sự làm phước thiện đời trước.
Ví dụ như loại chó, có sự đẳng cấp khác nhau. Như chó Beger được chủ nhà nuôi nấng
cẩn thận, ăn ở không thua gì con người, được con người tôn trọng yêu quý hơn
con người. Vì kiếp trước làm thân người nó dày lòng bố thí, nhưng ác tánh quá
nhiều, tham, sân, tật đố quá nhiều nên tiêu chuẩn để làm thân người không có
nên phải thác sanh vào loài súc sanh. Điều này cho thấy luật nhân quả công bằng,
tánh tình hung ác, bảo thủ, cố chấp thì tương đương với tánh khí loài chó,
nhưng kiếp trước có tâm bố thí nên mặc dù làm thân chó nhưng đời sống ăn ở và sự
tôn trọng triều mến ngang hàng với con người.
Ngoài
ra các loài chúng sanh hoang dã không được con người bảo hộ nuôi nấng thì cuộc
sống vô cùng đau khổ. Các loài chúng sanh này thức ăn bằng máu thịt, chúng ăn
tươi nuốt sống, từ sinh ra cho đến lớn và chết thức ăn bằng máu mủ, ăn trên sự
đau khổ của sự chết, ăn trên sự lo âu sợ hãi của kẻ khác, dẫn đến tương tàn
tương sát lẫn nhau. Vì miếng ăn mà chúng sanh dẫn đến tương tàn tương sát lẫn
nhau. Về cái ăn của các loài chúng sanh rất là mãnh liệt và tàn bạo. Những loài
chúng sanh nhỏ yếu thường sống trong sự lo âu khiếp sợ, luôn lẫn trốn để bảo tồn
tánh mạng của mình. Cuộc đời cũng vậy, ai mạnh thì hơn ai yếu thì thua. Nền tảng
từ bi không còn tồn tại nên biến thành những cơn thèm khát và tàn sát lẫn nhau,
tạo nên một thế giới xa cách và hận thù. Chính điểm này, luật nhân quả nghiệp
báo được hình thành, theo nhau oan oan tương báo thành chuỗi xích níu kéo nhau
lặn hụp trong biển sanh tử của tham, sân, si.
Chúng
sanh sanh tâm sát hại, càng tăng trưởng nghiệp khổ, mãi xoay vần trong sanh tử,
không có ngày thoát ra. Bởi vậy Phật cảm thương cho các loài chúng sanh ăn tươi
nuốt sống lẫn nhau, thức ăn của chúng toàn bằng máu mủ, ăn trên sự đau khổ của
sự chết và dẫn đến sự tương tàn tương sát lẫn nhau. So với con người có nhiều
phước báo hơn, muôn loài chúng sanh quá khổ, quá nguy, bởi con người có ý thức,
hiểu biết và nhận xét, nên có sự yêu thương, đùm bọc, bảo vệ lẫn nhau.
Con
người nhờ có ý thức và sự hiểu biết nên cải thiện được đời sống, từ khổ qua vui,
từ phàm lên thánh, phát minh ra máy móc, xe cộ, trồng trọt, xây nhà làm đường .v.v…
cải thiện đời sống văn minh nên sự khổ ít mà vui nhiều. Đau bịnh có thầy có thuốc,
có thầy học chữ học đạo, chuyển hóa được nghiệp ác qua nghiệp thiện. Trong lục
đạo duy nhất cõi người có đầy đủ phương tiện chuyển hóa nghiệp thức. Ba cõi Địa
ngục, Ngạ quỷ và Súc sanh muôn đời vạn kiếp không bao giờ có được một cơ hội tốt
như loài người. Nhưng loài người không
có phước cuộc sống ở những nơi biên địa thì cũng không khác gì loài súc sanh. Họ
ăn lông ở lỗ như loài súc vật, hiện nay thế giới văn minh vẫn còn các tộc người
sống hoang dã ăn lông ở lỗ như người nguyên thủy. Ở Châu phi còn có một số bộ lạc
hoang sơ không khác gì người nguyên thủy, cuộc sống không nhà, không cửa, điện
đèn, cơm ăn, áo mặc, những thứ này hoàn toàn xa lạ đối với họ. Đã được sanh làm
người mà sanh vào các bộ tộc nơi biên địa thì không khác gì súc sanh. Họ chỉ biết
ăn và ngủ ngoài ra không biết gì hết, cái đói, cái lạnh, cái nóng luôn đeo bám
các tộc người hoang dã nầy suốt đời mãn kiếp. Các nhà thám hiểm đến khuyên họ
ra khỏi rừng cung cấp thức ăn, nhà ở, quần áo mặc nhưng họ không chịu đi, họ
nói họ sống đây quen rồi. Trong kinh Phật nói hạng người từ tối đi trong tối,
là hạng người này. Họ sống trong khổ mà không thấy khổ, đối với chúng ta đem hết
lòng thương giúp họ nhưng họ cũng không chấp nhận. Cũng như chúng ta phóng sanh
con gà hay con chó, rồi nó cũng chạy về nhà thôi, mặc dầu nó biết sống với con
người trước sau cũng bị con người giết ăn thịt, nhưng nó không rời khỏi con người. Vì thế trong kinh Phật dạy: Cái khổ chỡ nặng
đi đường xa của con lạc đà chưa phải là khổ, mà là cái khổ của chúng sanh không
biết đường tìm ra khỏi luân hồi là vậy.
Nếu
quán xét cái khổ của ba đường chúng sanh, thì ta luôn tinh tấn tu hành không
bao giờ lơ là. Cố gắng điều ác nên chừa điều thiện nên làm và tranh thủ thời
gian còn lại tu tập không dám buông trôi. Trong kinh nói “sanh phùng trung quốc,
trưởng ngộ minh sư, chánh tín xuất gia, đồng chơn nhập đạo”. Nghĩa là người có
phước đầy đủ, được sanh vào giữa nước, có đầy đủ thuận tiện gặp được thầy hay bạn
tốt, sớm phát khởi lòng tin chân chính, theo thầy học đạo là điều hy hữu vô
cùng. Nay ta đã có đủ phước duyên để tu tập hầu mong ra khỏi lục đạo luân hồi
khổ đau. Chúng ta may mắn gặp Phật pháp biết tu biết học, biết tin nhân quả, biết
hướng thiện, hướng thượng. Nhưng còn rất nhiều người tuy đã có được cơ hội làm
thân người mà không biết hướng thiện, hướng thượng, không tin nhân quả, thì
không khác gì những bộ tộc sinh sống những vùng biên địa hoang dã, sau khi thân
hoại mạng chung trở lại được làm người là điều rất khó, huống nữa là giải thoát
sanh tử!
—]–
0 nhận xét:
Đăng nhận xét