Thứ Ba, 19 tháng 12, 2023

THIỀN TÔNG VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI

 

                THIỀN TÔNG VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI

       Cách đây 700 năm tại miền Bắc nước Việt, ở núi Yên Tử có vị vua tên Trần Nhân Tông, sau khi hoàn thành trách nhiệm làm vua, Ngài bèn kế vị cho con rồi lên núi Yên Tử tu hành, sau khi tu hành thành tựu đạo quả, Ngài kếp hợp tinh thần thiền của Ấn Độ và Trung Hoa để đưa ra phương pháp thiền có sắc thái riêng biệt của người Việt Nam, gọi là Thiền Phái Yên Tử, hay Thiền Phái Trúc Lâm. Chính dòng thiền này được từ các giới xuất gia, cư sĩ và vua quan ứng dụng tu tập đều có kết quả tốt đẹp, và dòng thiền đó đã phát triển qua mấy đời vua rồi dần dần bị mai mọt, không còn lớn mạnh như buổi ban đầu.

         Đến thập niên 60 Hoà Thượng Thanh Từ người quê quán miền Nam, miền sông nước Hậu Giang.  nhìn lại dòng chảy của Phật giáo Việt Nam trải qua bao thăng trầm của thời cuộc, tinh thần thiền dường như mai mọt, vì thế Ngài quyết chí bỏ hết mọi duyên đến núi …. ở Vũng Tàu nhập cốc quyết tu cho đạt được yếu chỉ của thiền mới thôi.

       Năm 1966, sau khi ổn định công tác giáo hội, có được số chư tăng kế thừa Phật sự tại các học viện, Ngài thực hiện tâm nguyện duy nhất đời mình là lên núi tu thiền. Năm 1968 Ngài ngộ lý Sắc Không tại Pháp Lạc thất, sau thời gian nhập thất. Đây là sự kiện trọng đại trong cuộc đời tu của Ngài, mở ra bước ngoặc lớn cho thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ 20. Hòa thượng hoan hỷ mở cửa thất và thành lập thiền viện Chơn Không, tiếp nhận thiền sinh khóa đầu tiên gồm 10 vị. Dưới sự hướng dẫn chu đáo tận tình của Hòa thượng, các thiền sinh ai cũng vui tu, vững tin nơi chánh pháp, đặc biệc là thiền Đại thừa.

       Hồn thiên đất nước cùng sự gia trì của Tam Bảo chứng tri tâm nguyện của Ngài, Ngài đã trãi qua thời gian hành thiền và đã đạt được lý Sắc Không. Sau khi ngộ được yếu chỉ của Thiền Ngài bèn ra thất, bắt đầu khai mở các đạo tràng tu thiền từ năm 1968.  Mới đầu là thiền viện Chơn Không, rồi đến Thường Chiếu, Viên Chiếu, Phổ Chiếu v.v..lần lược nối nhau ra đời, đến nay các đạo tràng Thiền lớn mạnh lan tỏa khắp nơi không những trong nước mà đến các nước ngoài. Và dòng thiền này chảy ngược về miền Bắc, hiện nay đã có trên 15 đạo tràng thiền được khôi phục lại ở phía Bắc Việt Nam. Tổng số đạo tràng thiền được Hòa thượng hướng dẫn trên toàn quốc nay có trên 53 đạo tràng khắp cả nước.

      Ứng dụng thiền vào đời sống là một nghệ thuật siêu việt của thiền gia, mà từ ngàn xưa chư Tổ đã thể nghiệm qua. Giờ đây Hòa thượng đã thể hiện và hướng dẫn Tăng ni hành trì khế cơ khế lý. Thiền viện Thường Chiếu trở thành trung tâm giáo hóa thiền của Hòa thượng Thanh Từ, với một đội ngũ tăng ni trẻ có tu có học, tức thiền giáo song hành. Sống vui học tập hành thiền an hòa, bình ổn, làm chổ quy hướng tu học cho tăng ni phật tử ngày càng đông.

      Dòng thiền nước Việt sau 700 năm ngủ yên, đến nay bừng sống dậy trên đỉnh Phụng Hoàng. Khí vượng non Yên Tử một thuở lẫm liệt uy quang, danh chấn phương ngoại, không ngờ nay lại hồi sinh nơi miền đất phương Nam, lan tỏa khắp muôn nơi và đọng lại trong tâm khảm tăng ni Phật tử hữu duyên với dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, là sự thức tỉnh quay về, là ánh sáng tự tâm, là Phật tánh ở trong lòng.

       Dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử là dòng thiền chánh thống của người Việt Nam, do Sơ Tổ Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng. Sơ Tổ Trúc Lâm, Nhị tổ Pháp Loa, Tam tổ Huyền Quang là linh hồn của thiền phái Trúc Lâm. Trải qua bao nhiêu cuộc biến đổi vô thường, nhưng mạch sống Phật Tổ vẫn âm thầm luân lưu trong tâm tư dân tộc Việt, tăng ni Việt. Cuối thế kỷ 20, sự ra đời và chấn hưng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử của Hòa thượng Thanh Từ, khẳng định rõ mạch sống thiền tông nước Việt luôn được tiếp nối mãi mãi,  vĩnh cữu trong lòng tăng ni Phật tử và dân tộc Việt Nam.

       Thấm thoát Hòa thượng gần được 100 tuổi ( HT sinh 1924- Giáp Tý- nay 2023 thượng thọ 99 tuổi ).  Đối với một vị thiền sư thì 100 năm chỉ là một chớp mắt trong hành trình hóa độ chúng sanh. Thế mà HT đã làm được rất nhiều việc, chúng ta không thể nghĩ lường hết được. Nếu không có Hòa thượng Thanh Từ mỗi con người Việt nói chung và những con người Phật tử nói riêng và bao nhiêu người khác không biết rõ đường về nhà như bao nhiêu người trên thế giới. Không có Hòa thượng thiền tông Việt Nam đã bị chôn vùi và có thể mãi mãi sẽ bị chìm sâu trong lòng đất Việt. Không có Hòa thượng, người Việt chúng ta đã, đang và sẽ quên mất, thế giới cũng chẳng biết Việt Nam có một thiền phái riêng biệt, đặc thù ngang tầm với thiền tông Ấn Độ, Trung Hoa và Nhật Bản. Không có Hòa thượng khơi dậy dòng thiền, phật tử chẳng biết con đường trở về chính mình một cách đơn giản, thẳng và nhanh nhất.

       Vua Trần Nhân Tông ở Việt Nam là vị vua anh minh xuất sắc trong việc cai trị và bảo vệ quốc gia. Vua Trần Nhân Tông ngộ đạo khi còn là một cư sĩ đã xuất gia để dựng lập tông phái thiền đặc thù Việt Nam và đã nhập thế hóa độ chúng sanh.

       Chỉ có nước Ấn Độ và Việt Nam mới có một vị  thái tử và một vị vua rời bỏ ngai vàng vì tâm giải thoát, thoát tục và hóa độ chúng sanh. Chính Hòa thượng Thanh Từ là người đã chỉ rõ cho chúng ta biết sự siêu xuất và thoát tục của vua Trần Nhân Tông. Nếu không có Hòa thượng Thanh Từ, thì mọi người chỉ biết vua Trần Nhân Tông là vị vua giỏi bảo vệ đất nước non sông nước nhà trước sự xâm lăng của quân Nguyên Mông, được ghi trong sử Việt Nam.  Nhờ có Hòa thượng mà nhiều người Việt Nam biết về vua Trần Nhân Tông, tấm gương sáng cho người Việt nói chung và người Phật tử nói riêng, là người Việt rất hảnh diện về nước Việt Nam được ngang tầm thế giới tên mặt đạo lý, hãnh diện về đạo Phật Việt Nam và thiền tông Việt Nam. Nhìn qua hai vị thái tử và vị vua này, chúng ta tự tin rằng, nếu quyết tu thì ai cũng sẽ giác ngộ, bởi vì không ai bận rộn hơn một ông vua, nhưng ngài đã có quyết tâm tu và đã giác ngộ. Và Hòa thượng Thanh Từ đã có công rất lớn trong việc phục hưng  thiền phái Trúc Lâm trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

      Thiền phái Trúc Lâm thích hợp cho thế hệ hiện nay, thích hợp cho hành giả xuất gia và tại gia. Cư sĩ vẫn  tu thiền được và có thể giác ngộ ngay đời này, vừa sống vừa tu vừa giúp đời.

     Chúng sanh bị sanh tử luân hồi trong ba cõi sáu đường chỉ vì tạo nghiệp. Chúng sanh tạo nghiệp do quên mất hay bỏ sót Tự tánh sáng suốt mà khởi vọng niệm hoặc phan duyên theo các pháp bên ngoài, để rồi thấy biết suy nghỉ cho các pháp đó là thật và tiếp tục tạo nghiệp. Thiền giúp cho thấy rõ các pháp đều không thật có. Pháp tu thiền là chỉ thẳng vào gốc sanh tử, phá trừ tánh mê hiển bày tánh giác, vọng niệm tiêu trừ thì sẽ giải thoát sanh tử.

       Tất cả chúng sanh đều có tánh giác, tánh giác luôn luôn hiện hữu qua sáu căn. Trở về thẳng tánh giác là pháp tu đơn giản và ngắn nhất, gọi là “ trực chỉ chơn tâm, kiến tánh thành Phật”. Người tu thuần thục thì ngay nơi thấy nghe v.v.. biết là chơn tâm, thì cứ sống an nhiên sáng suốt như thế và như thế. Vọng chơn đều biết rõ, vọng chơn không phải hai không phải một, mà là như vậy, như vậy. Người tu thuần thục và tỉnh giác không thấy “ đồng và khác”

 Giữa  “Tri vọng và biết là chân tâm”.

        Có ba điều hạnh phúc đối với người Phật tử là:

1/ Được làm thân người là hạnh phúc lớn nhất trong đời này.

2/ Được gặp Phật pháp là phước lớn thứ hai.

3/ Được gặp minh sư dẫn dắt tu hành là phước thứ ba.

       Trong ba cõi sáu đường chỉ có loài người là duy nhất, được gặp Phật pháp, được gặp minh sư, được học được tu, để ra khỏi luân hồi. Còn năm cõi kia không thể có và không bao giờ có ba phước như cõi người./.

THIỀN TÔNG VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét