Thứ Ba, 19 tháng 12, 2023

BA LOẠI MÃO TRONG KHOA NGHI

 

                BA LOẠI MÃO TRONG KHOA NGHI

    1/ Mão hiệp chưởng :  

    Còn gọi là Liên Hoa Ấn, mão có hình dạng giống như hai bàn tay chấp lại (Hiệp chưởng). hình búp sen (Liên Hoa), mang ý nghĩa biểu hiện trí tuệ và phước đức, nên còn có tên gọi khác là mão Phước và Trí. Trên mão luôn có sáu đường viền tượng trưng cho sáu Ba la mật. Ba đường viền bên phải là phước đức, gồm Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục. Ba đường viền bên trái là trí tuệ, gồm Tinh tấn, thiền định và trí tuệ.

    2/ Mão Tỳ Lư  :  

    Mão ghép bằng ba mãnh với 6 hình giống cánh sen, mỗi mặt đều có đường viền chạy chung quanh xếp theo sự uốn lượng của mão. Mặt trước có ba chữ “ ÁN, DẠ, HỒNG” ở chính giữa , mặt sau may chữ Vạn, mang ý nghĩa “ Vạn đức câu viên” tức vô số đức lành đều quy tập về nơi mũ này. Mỗi hình cánh sen trên mũ tượng trưng cho lục độ bao gồm: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, thiền định, tinh tấn và trí tuệ. Bên trên được kết dính bằng một tấm vãi hình tròn và chia làm ba vòng, tượng trưng cho Thanh văn, Duyên Giác và Bồ tát. Hình tròn nhỏ ngoài màu đỏ, được chia làm bốn phần bằng nhau, mỗi phần có bốn giọt nước tượng trưng cho Tứ niệm xứ và Tứ Diệu Đế. Trên cũng là chóp mũ màu đỏ hình một cái núm nhỏ được cột bằng tám sợi chỉ vằng biểu trưng cho Bát chánh đạo.

    3/ Mão Quan Âm

    Mão mang hình dáng và ý nghĩa giống như mão Hiệp chưởng ở phần trên, phần dưới được kéo dài xuống đến nữa lưng. Mão Quan Âm thường được làm bằng gấm màu vàng hoặc màu đỏ sậm, trên đó có những chữ thọ cách điệu trong những ô tròn hoặc những chữ phước.  Mão Quan Âm mang ý nghĩa cứu khổ chúng sanh bằng phước trí, được xem là nguyện lực tầm thinh cứu khổ của Bồ tát Quan Thế Âm. Do đó, người sử dụng mão này phải là bậc cao tăng ( tuổi tác, đức hạnh, phước trí). Mũ thường được sử dụng trong những dịp đại lễ Phật giáo nên cũng rất ít phổ biến trong nghi lễ thông thường khác.

BA LOẠI MÃO TRONG KHOA NGHI Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét