Thứ Ba, 19 tháng 12, 2023

PHÁP LỤC HÒA

 

                                            PHÁP LỤC HÒA

        Pháp Lục hòa trong đời sống tu học tại thiền viện Hòa thượng đặc biệt chú trọng và mọi thiền sinh đều phải áp dụng trong việc tu học.

       Lục hòa là sáu sự hòa hợp của ba nghiệp thân khẩu ý của mỗi người sống trong một tập thể tu tập.

        Sống hòa thuận là yếu tố quan trọng trong mọi mối quan hệ của cuộc sống. Nó giúp con người có cuộc sống an lành, hạnh phúc. Chính vì lẽ đó Hòa thượng Thanh Từ đã nối tiếp tinh thần của đức Phật, tạo ra môi trường giáo dục cho chư Tăng ni, Phật tử. Ngài khuyên “ các con phải sống theo tinh thần Lục hòa, các con phải nhớ từ Lục hòa để trở thành một người xuất gia, một tập thể đẹp.  Mong muốn người tu phải có nếp sông đạo đức, phải hiểu rõ thân hòa cùng ở, miệng hòa không tranh cải, ý hòa cùng vui,  Giới hòa đồng tu, kiến hòa đồng giải, lợi hòa đồng chia. Nên ngài lập ra bảng thanh quy, trong đó có giáo dục tinh thần Lục hòa để cho tăng ni phật tử trong thiền viện thực hiện mọi sinh hoạt hằng ngày theo đúng nội quy được đề ra. Mong muốn họ khi sống trong một tập thể thì phải biết thương yêu, đùm bọc nhau, phải bằng lòng kiên trì nhẫn nại, dốc chí đồng lòng, cùng bảo ban chia sẻ, em ngã chị nâng, đồng lao cộng khổ, phải luôn luôn trân trọng, coi nhau như một gia đình, luôn giữ hòa khí, không tranh cải gây bất bình và thành kiến đố kỵ nhau. Ngài dạy “ Tất cả chúng ta đều có đủ phước duyên mới được sống chung với nhau một nơi tu hành thanh tịnh, thì các con  phải cố gắng giữ gìn ba nghiệp được thanh tịnh. Ở bên trong phải dẹp ba con rắn độc tham sân si. Đối với huynh đệ thì phải sống đúng tinh thần Lục hòa. Được như vậy thì các con tu hành sẽ thăng tiến, còn thiếu những điều này thì các con tu có hình thức mà không tiến bộ. Ráng tu để khỏi uổng phí một đời. Nếu có bệnh mà không bắt trị để nó hoành hành đến lúc không kham trị nữa thì sẽ dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Rõ nghiệp lực và luật nhân quả, cho nên ngay từ khi bước chân vào sống trong thiền viện, Hòa thượng đã bắt buộc các thiền sinh phải tuân thủ và thực hành Lục hòa. Mong muốn họ hiểu rõ tính khí của nhau, biết tôn trọng chấp nhận  và đối đãi tử tế với nhau, tránh tạo nghiệp.

       Như vậy tinh thần Lục hòa có thể coi là chất keo gắn chặt lâu bền các thiền sinh chung sống tại thiền viện. Lục hòa cũng là nền tảng vững chắc của đoàn thể tăng ni, là pháp tu của sự hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau mà Hòa thượng muốn gởi tăng ni phật tử để ứng dụng vào đời sống, mang đến lợi ích cho bản thân và cho cộng đồng.

      Người tu phải lấy trí tuệ làm sự nghiệp “ Tu theo đạo Phật mà không đặt nặng vấn đề giác ngộ, không đặt nặng mở sáng con mắt  trí tuệ thì chưa phải đạo Phật” ( Lời HT) . Chạy theo sắc dục là do sự vô minh của con người, sống tư lợi cá nhân nên bị sắc dục dụ ngự trị và chi phối. Tuy đầy đủ về vật chất, nhưng khổ đau vẫn còn ngự trị. Vì vậy, muốn thoát khỏi sự ràng buộc của sắc dục, con người cần phải tu học và thực hành theo pháp môn “ thiểu dục ti túc” mới xóa bỏ được vô minh và thoát khỏi những phiền não.

       Muốn tu thành được thanh tịnh thì “ ngoài dứt các duyên, trong bặt vọng tưởng”, đây là cơ bản để người tu tiến đến giải thoát, chế ngự ngũ dục, sống đời phạm hạnh, tu tập theo chánh pháp, phòng hộ các căn an nhiên thanh tịnh.

        Đã nguyện tu theo hạnh giải thoát nên mới phát nguyện thj giới… Vì vậy phải thọ giới rồi thì chúng ta từng bước  đi trên con đường giải thoát, được tu được học, để đi đúng hạnh giải thoát. Thì kể từ đây cho đến mãi về sau trên con đường tu  lúc nào cũng biết tham sân si là ba con rắn độc, không nên dung chứa nó nữa. Vì còn tham sân si thì còn nhiều đau khổ nên cần phải loại bỏ.  Những gì con người nhận được đều là kết quả của những hành động mà mỗi người đã thực hiện trước đó, nếu tuân thủ giới luật sẽ được phước báu, và có một cuộc sống hạnh phúc, an nhiên tự tại, còn không sẽ nhận lại sự đau khổ và mãi trôi lăn trong sanh tử luân hồi.

   Như vậy áp dụng tinh thần thiểu dục tri túc, tức ít muốn biết đủ thì chúng ta sẽ có cuộc sống bình yên trong tâm hồn và ung dung tự tại giữa dòng đời mà không bị ngũ dục chi phối đeo bám nữa. Chúng ta tu là cương quyết là tu phải sáng, phải giác. Như còn tối tăm chúng ta phải thắp đèn, phải đốt đuốc để soi rọi cho sáng ./.

PHÁP LỤC HÒA Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét