THIỀN TÔNG VIỆT NAM
VỚI VAI TRÒ GIỮ NƯỚC DỰNG NƯỚC
Đất
nước Việt Nam trải qua bao thăng trầm của thời cuộc, dân tộc Việt Nam phải đối
đầu với các cuộc xâm lược phương Bắc và phương Tây. Dân tộc Việt Nam giữ vững
được chủ quyền đất nước, đẩy lùi ngoại xâm ra khỏi bờ cõi, xưa và nay. Với thế
lực con người và khí tài của các nước so với Việt Nam, thì Việt Nam là con bọ
ngựa còn đối phương là con ngựa chiến, thế mà Việt Nam đã đẩy lùi đối phương ra
khỏi bờ cõi. Các nước phương Tây nghiên cứu các cuộc chiến tranh Việt Nam họ
ngạc nhiên và đi tìm hiểu nguyên nhân nào mà Việt Nam trong vị thế không tương
xứng “ Châu chấu đá xe” mà thắng được giặc. Và câu trả lời cho những hoài nghi
thắc mắc, đó là Phật giáo Việt Nam,
Thiền tông Việt Nam đóng vai trò chủ đạo để chiến thắng các cuộc chiến tranh
xâm lược của ngoại ban. Sau đây là câu chuyện của người phương Tây đi tìm hiểu
Thiền tông Việt Nam.
Mục
đích tu thiền là để giải thoát, nhưng đặc biệc thiền Việt Nam ngoài mục đích
giải thoát còn có nhiệm vụ giữ nước dựng nước, mà các Thiền của nước khác không
có.
Năm
1999 tại Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, có một người Pháp độ tuổi 40, xin tập tu thiền 15 ngày. Tại thiền viện thời
gian ngồi thiền là hai tiếng, đối với người Pháp này là việc rất khó khăn vô
cùng. Nhưng người Pháp này lại chịu thực hành, xin ngồi thiền chung với đại
chúng ở thiền đường.
Anh
không ngồi kiết già được vì chân anh quá to, nên phải ngồi xếp bằng. Ban đầu
ngồi chừng 30 phút là anh nhăn mặt đau đớn, thay đổi tư thế liên tục, nhưng anh
vẫn không bỏ cuộc, ngồi đủ giờ và không làm động chúng.
Hai
ngày sau, chân anh sưng vù, và thầy hương đăng khuyên anh nên nghỉ hoặc giảm
bớt một thời, vì người nước ngoài không được nghỉ lại qua đêm trong thiền viện,
nên tối đa chỉ ngồi được hai thời. Nhưng anh ta nhất định không chịu nghỉ, anh
bảo rằng anh đã uống thuốc giảm đau rồi. Và cứ thế lần lược ngày qua ngày, sau
cùng anh đã chiến thắng được, và hoàn tất được thời hạn xin tập tu.
Có
nhiều người đến thực tập tu thiền khoản hai ngày là bỏ cuộc, nhưng người Pháp
này chiến đấu đến cùng. Ý chí kiên trì của anh người Pháp này rất đáng khâm
phục.
Nhờ
những ngày đồng tu với nhau, nên đại chúng biết được nguyên nhân người Pháp này
đến với Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt. Tại nước Pháp cũng có phương pháp tập thiền
đang mở rộng. Anh có duyên đọc qua những quyển sách của Phương Đông, nên từ đó
anh dấn thân qua các nước, Ấn Độ, Tây Tạng, Nhật Bản, Thái Lan… để tìm hiểu về
Thiền. Riêng đối với Việt Nam thì anh chưa có cơ hội, nhờ anh có nghiên cứu về
thế giới, phát hiện lịch sử Việt Nam rất sáng chói về công cuộc chống ngoại xâm,
trong đó có ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đề tài được thế giới tìm hiểu
và nghiên cứu rất nhiều. Người ta so sánh và ngạc nhiên, tại sao người Việt Nam
lại có thể chiến thắng được quân Nguyên Mông khi tương quan lực lượng lại không
tương xứng. Một chi tiết khiến anh rất quan tâm, chính là sự có mặt của Thiền
phái Trúc Lâm.
Anh quyết đến Việt Nam để tìm hiểu về Thiền
phái Trúc Lâm. Qua sự tưởng tượng, anh nghĩ rằng mọi người dân Việt Nam đều
biết tu Thiền, và sẽ dễ dàng tìm ra nơi chốn để tập Thiền, vì Thiền đã có mặt trong trang sử vàng son
của đất nước, không lý gì người dân không biết.
Anh
đáp chuyến bay đến Hà Nội tham quan vài di tích trên núi Yên Tử. Sau đó anh vào
Thành phố Hồ Chí Minh tìm hiểu một vào nơi. Cuối cùng, trước tấm lòng tha
thiết, anh được giới thiệu đến Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt.
Đến
đây chư tăng đã hỏi đùa anh :
- Bây giờ anh được
hả dạ chưa ?
Anh trả lời : Rất là ấn tượng, chuyến đi Việt Nam này không
uổng phí, thật là cao quý nhưng cũng thật là đau đớn !
- Khi bị đau chân,
sao anh không nghỉ ?
- Đã hứa thì phải
làm, hơn nữa quý vị nhỏ người mà ngồi được, chẳng lẽ tôi to khỏe như vậy mà
ngồi không được sao ? Tôi đã hiểu ra, tại sao người Việt Nam lại có thể đánh
thắng quân Mông Cổ hùng mạnh !
Ai cũng ngạc nhiên,
chờ đợi anh bật mí.
Ngồi thiền đau như
thế này mà quý vị chịu đựng được, thì lằn tên mũi đạn có nghĩa lý gì ? Cho nên người Việt Nam rất là can đảm ! Chiến
thắng quân thù là lẽ tất nhiên.
Mọi người ồ lên thật
bất ngờ, vì lâu nay nghe thầy tổ dạy ngồi thiền để chiến thắng cái đau, thì mai
này mình mới chiến thắng được lúc tứ đại phân ly, làm chủ được sanh tử. Đâu ngờ
hôm nay lại có người phát kiến là chiến thắng quân ngoại xâm.
Chúng tôi cùng hoan
hỷ chia sẻ với anh, nhưng ngẫm lại thấy
khâm phục lòng tự trọng của họ. Buổi chiều hôm anh ra về, Hòa thượng xuống
thiền đường nhắc nhở đại chúng :
“ Các chú thấy không
! Nếu chúng ta không kịp khôi phục lại tinh thần Thiền phái Trúc Lâm thì hôm
nay đã mang nỗi nhục với người nước
ngoài.
Vì từ khi khoa học
kỹ thuật phát minh tiến bộ thì phần lớn các ngành nghề chúng ta đều phải đi học
ở nước ngoài. Có người thần tượng nước
ngoài là thiên đường, còn mình lạc hậu quá mức, chẳng có gì hay, nên du nhập về
nước đủ các thứ. Hôm nay thật sự đã rõ, trước những cuộc khủng hoảng của phương
Tây, họ tìm về phương Đông, tìm đến Việt Nam để học những cái hay của cha ông
mình, mình là con cháu kế thừa mà lại chẳng biết gì thì thật là hỗ thẹn.
Tôi đã cố gắng hết
sức mình để khôi phục lại tinh thần Thiền phái Trúc Lâm, nhưng có phát huy được
hay không chính là trách nhiệm của mấy chú. Mình phải quyết tâm tu hành có kết
quả xứng đáng làm thầy của người, còn không quả là cô phụ tổ tiên mình, thật là
đáng trách”.
Nhờ lời dạy này mà huynh đệ chúng tôi được
trưởng thành trong trách nhiệm. Quyết tâm cùng với mọi người phát huy tinh thần
Thiền phái Trúc Lâm trong giai đoạn đất nước hội nhập với năm châu. Đây không
phải là trách nhiệm của riêng ai hay tổ chức nào, mà là niềm tự hào chung của
dân tộc, là kho tàng văn hóa quý báu của người Việt Nam, là bài học sáng giá
của nhân loại. Nhất là trong thế kỷ 21 này,
trước những sự khủng hoảng trầm trọng vì bề trái của nền khoa học phát
triển, thì đạo Phật được đánh giá là điểm tựa xứng đáng cho toàn cầu trên con
đường xây dựng hòa bình và an vui cho thế
giới./.
(Trích Khánh thọ bách tuế HT Tôn sư 12/2022- Kho báu nhà mình chẳng đoái hoài : Thông Phổ )
Dù sống một trăm năm
Ác giới không thiền định
Tốt hơn sống một này
Trì giới tu thiền định.
Vì
thế người đệ tử Phật, dẫu rằng không thể làm viên Linh đơn giúp hết khổ cho
đời, nhưng nguyện làm viên thuốc bổ, giảm bớt khổ cho đời .
Lời
của HT Thanh Từ : “
Nếu tôi không thể làm một viên Linh đơn cứu tất cả bệnh của chúng sanh, ít ra
cũng là một viên thuốc bổ giúp cho người bớt khổ”.
CUỘC ĐỜI LÀ CÕI MỘNG
Tất
cả cảnh trong mộng bản chất không có thật, nhưng nó lại có giá trị chi phối đối
với người ngủ mê, đang say mộng. Cảnh trong sanh tử cũng tương tự như vậy. Thực
chất, tất cả chúng đều không có giá trị gì. Nhưng do chúng ta tạm mê nên bị chi
phối. Sáng lại chân tâm, tất cả đồng thời lặng trong, tiêu mất. Như người thức
giấc, cảnh trong mộng không còn giá trị gì.
—]–
TINH THẦN CỦA BÁCH TRƯỢNG
Một ngày không làm là một ngày không ăn
Dắt
trâu ra đồng vừa làm vừa chăn
Trâu
đen rồi sẽ trở thành trâu trắng
Chẳng
phí đi một kiếp người mới thật là Tăng
Nếu không thì là những gã cùng tử lang thang
phiêu bạc khắp phố thị kinh kỳ, hoặc rong duỗi ngược xuôi theo những ngã đường
mòn lối củ, chỉ trở thành một học giả bình thường, hay những hành giả ứng phó
đạo tràng cho qua ngày đoạn tháng, để đáp ứng nhu cầu cái thân tứ đại mà thôi.
Quên mất đường về nhà để gặp mặt ông chủ năm xưa.
Vì thế với tình trạng người tu như thế Hòa
thượng Thanh Từ quyết tìm ra con đường cho Tăng Ni đi đúng con đường tìm ra
chánh pháp, để mọi người tu không sai đường lạc hướng, Ngài nói “ Nếu tôi không
thể làm một viên Linh đơn cứu tất cả bệnh của chúng sanh, ít ra cũng là một
viên thuốc bổ giúp cho người bớt khổ”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét