Thứ Ba, 19 tháng 12, 2023

NHỮNG LỜI HAY Ý ĐẸP CẢM NGHĨ VỀ BẬC TÔN SƯ

 

        NHỮNG LỜI HAY Ý ĐẸP CẢM NGHĨ VỀ BẬC TÔN SƯ

         Của các thiền sinh thiền viện Thường Chiếu.

 

              Thầy là bống cây che mát chúng con

              Thầy là ánh sáng dắt dìu đàn con

              Thầy là con thuyền thanh lương

             Đưa chúng con đến bờ thơm hương.

              Thầy theo hạnh nguyện Pháp vương

              Treo gương tròn sáng soi đời con.

 

        Trong kinh nói, “ Thân người khó được, Phật pháp khó nghe, Minh sư khó gặp”. Nếu có thân người mà không gặp Phật pháp, thì đâu thể phân biệt chánh tà, gặp được Phật pháp mà thiếu minh sư thì làm sao rành chân vọng.

 

   Người xưa nói “ Người ta soi mình nơi dòng nước đứng, chứ không ai soi mình nơi dòng nước chảy. Chỉ có những ai dừng lại rồi thì mới làm cho người khác dừng theo.

   Nếu người lớn đã dừng và an  thì người nhỏ cũng theo đó được an yên, thanh tịnh.

 

       Tịch tịch Lăng già nguyệt

       Không không độ ải chu

       Tri không, không giác hữu

       Chánh định mặc thong dong.

Dịch :

       Trăng Lăng già vắng lặng

       Thuyền Bát nhã rỗng không

       Biết không, không giác có

       Chánh định mặc thong dong

                    HT Thanh Từ dịch

 

   Khi HT Thanh Từ ra nước ngoài thuyết giảng, có nơi họ biểu tình chống đối, có người phản đối. Có người hỏi Hòa thượng cảm nghỉ như thế nào với những người chống Hòa thượng ?

    Người ta hỏi : Hòa thượng có thái độ như thế nào, khi có sự chống đối từ cử tọa nơi Ngài thuyết giảng ?  Hòa thượng có câu trả lời :

       “ Trước mắt tôi không có kẻ thù, chỉ có những người bạn đã thông cảm và chưa thông cảm. Nếu có ai phản đối tôi thì tôi chỉ coi đây là những người chưa thông cảm”.

   Đây là câu trả lời rất tuyệt vời, đúng với bậc Thiền sư lão luyện,  không gây tranh cải, không mất lòng đối phương. Từ câu trả lời này mà Hòa thượng đi đây đi đó trên các nước phương Tây không ai còn chống đối.  Đúng là bậc chân tu, có chứng đạt “ Sắc Không” nên Ngài trả lời câu hỏi không để lại sự hận thù mà đem lại sự bình yên đồng thuận trong tâm khảm mọi người.

   Vì thế Hòa thượng luôn khuyên mọi người học Phật ba điều :

       1/  Phải học hỏi giáo lý Phật pháp cho tường tận.

       2/ Sau khi hiểu giáo lý, ứng dụng tu tập cho đến nơi đến chốn.

       3/ Khi hiểu và tu tập rồi, đem giảng giải cho mọi người Phật tử cùng tu.

 

 Những thiền sinh được ví như khe suối. Tuy khe suối không sánh cùng đại dương, nhưng sự góp mặt nhỏ nhoi đó cũng có chút phần giúp cho mạch nguồn đạo pháp âm thầm tuông chảy khắp nơi.

   Tuy không phải là…nhưng chúng con cảm thấy mình quá may mắn hơn bao cùng tử còn đang lang thang chưa biết nơi đâu là chốn quay về…

        Đường đời gian nan, đường đạo cũng không kém phần vất vã, được đắm mình trong chánh pháp mỗi ngày, được sống an vui là điều vô cùng hạnh phúc. Nếu không có duyên gặp Phật pháp, gặp minh sư, chúng ta không biết sẽ trôi lăn đến nơi nào ?

   Vòng xoáy vô thường của cuộc đời đánh tan đi cái mà con người gọi là hạnh phúc trong từng sát na. Vừa mới sinh ra đã chuẩn bị cho ngày chết sắp đến, công danh sự nghiệp, tiền tài, địa vị, nay được mai mất. Có những người thân vừa mới nói cười trước đó, giờ lại khóc tiển đưa. Hết đời này đến đời khác, cứ mãi xoay vần như thế đâu thể không khiến con người điêu đứng, hoang mang rồi bơ vơ, lo sợ, đau khổ vô cùng.

       Đứng trước sự đau khổ và hạnh phúc tạm bợ của cuôc đời, biết làm sao thoát ra ? Và có lẽ chủng duyên tu hành thôi thúc chúng con đi tìm hạnh phúc đích thực, lâu dài, miên viễn vượt lên trên dòng xoáy khốc liệt đó, duyên may gặp được ánh sáng Phật pháp.

         Với người tu, thì đối duyên xúc cảnh trong cuộc sống mỗi người luôn nhớ không theo duyên mà quên mình. Ngoài việc học, việc tu, trong đời sống rèn luyện, lao động sinh hoạt, mỗi người đều uốn nắn cặn kẻ sao cho mỗi hành vi, cử chỉ việc làm trong đời sống thường nhật phải toát lên nét sống đạo sáng ngời.

        Chỉ có thực học, thực tu, thực sự nếm trải, thực sự nỗ lực sống cho được với những gì Phật Tổ đã dày công chỉ dạy, mới có thể cảm nhận được hết giá trị của hạnh phúc chân thật là gì. Và chỉ có tu tập thật sự mới nhận ra diệu chỉ của Phật Tổ hãy còn đây, bây giờ, luôn hiện hữu chưa từng thiếu vắng.

       Trên bước đường tu tập, mỗi bước đi là một sự tiến bộ, mỗi ngày trôi qua là sự cảm nhận thấm nhuần sức sống đạo, cảm nhận niềm an vui chân thật, nhận chân rõ về con người thật xưa nay chúng ta bỏ quên, càng như thế chúng ta càng cảm bội ơn sâu của Phật của Tổ, của những bậc cao tăng đã vì chúng ta mà mang chánh pháp soi rọi cho thế gian được an vui hạnh phúc.

       Đối với ơn lớn của Phật Tổ, của những bậc Thầy chúng ta chẳng thể diễn tả bằng lời. Biết thương mình hãy tự tu, ráng tu cho đạt đến kết quả cuối cùng, tự lợi lợi tha hoàn thành công hạnh người tu đời mình, chính là báo đáp phần nào thâm ân của Phật Tổ.

        Bao năm làm khách phong trần mãi

       Ngày một xa quê muôn dặm trình.

       Người tu không phải tu chỉ để mà tu thôi, mà phải nuôi dưỡng kiên trì và tinh tấn liên tục cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay, thấy sanh tử không bận tâm. Đó mới là giá trị quý báu của chứ “ TU”.

       Ân sâu thầy chỉ lối

       Con vượt thoát lầm mê

       Đèn thiền luôn tỏ rạng

       Soi bước con trở về.

        Nếu cuộc đời chúng ta không gặp Phật pháp, không gặp được minh sư, không biết rồi sẽ đi về đâu, tới đâu, làm gì, sống hay chết, vui hay buồn v.v… Mỗi lần nghĩ tới không khỏi bàng hoàng, thật có nhiều duyên lành gặp được Thầy tế độ, mở ra cho con đường mới, trong quanh chúng ta, 100, 1000 người có được mấy ai diễm phúc được tu được học.

  Nếu không có Thầy hướng dẫn chúng ta không phân biệt được chánh tà, chân vọng. Ví như người trồng lúa mới đầu chưa quen chưa ai hướng dẫn, không phân biệt được đâu là cây lúa, đâu là cây cỏ. Lúc làm cỏ, nhỗ lúa để cỏ. Khi biết phân biệt đâu là cây lúa đâu là cây cỏ. Cây lúa thân mềm gốc trắng, cây cỏ thân cứng gốc màu tím và lá dài hơn.

  Tu cũng vậy, nếu biết tu thì phân biệt được chánh tà, chơn vọng, còn không biết tu thì chơn vọng đều giống như nhau. Vì thế tu mà không học thì không phân biệt được chánh tà, chơn vọng.

 Hòa thượng bày cho chúng trồng chuối, Ngài dùng cái thuổng bứng cây chuối ra trồng. Ngài cầm cái thuổng, xắn xuống gốc chuối bốn phía cây chuối xong, rồi nạy cây chuối lên, rồi lấy thuổng xắn ngang cái gốc cây chuối. Các đệ tử hỏi, thưa Thầy, chặt như thế, cây chuối sống được sao , thưa Thầy ?

  Ngài trả lời, sao con dại thế ! chặt như thế, nó lại mau ra rễ, mau lên cây chứ ! cũng giống như, khi chúng ta phát tâm xuất gia tu hành, phải chặt hết duyên quá khứ, tất cả những ràng buộc, dây mơ rễ má, chặt hết, không để nó lai vãng tới lui, nó sẽ làm chướng ngại sự tu tập của chúng ta. Chỉ khi nào chúng ta gan dạ bứng tất cả, thì việc tu hành mới có kết quả.

   Phật dạy ba môn học, văn tuệ, tư tuệ và tu tuệ. Nếu biết có văn, tư mà không tu thì chúng ta khi nào mới hết khổ.

              KÍNH MỪNG TÔN SƯ 100 TUỔI

        Tổi thọ bảy mươi xưa nay hiếm

       Sống thọ trăm năm nào dễ tìm

       Người sống trăm năm không thông pháp

       Trăm năm thông pháp bể mò kim

                            Quảng Ánh.

       Trên trần thế này nếu không có ánh mặt trời, thì trần thế sẽ tối tăm. Nếu không có bậc giác ngộ xuất hiện thế gian thì cuộc sống mê lầm đau khổ. Nay ta gặp được chánh pháp gặp được minh sư, gặp được chư tôn đức, chúng ta cảm nhận mình như giọt nước từ bầu trời rơi xuống. Có nhiều giọt nước rơi vào  hố trũng, ao tù, hoặc giọt nước rơi vào các vũng chân trâu. Chúng ta gặp chánh pháp, gặp được minh sư, thì thật là mau mắn như giọt nước rơi vào giòng sông trong, từ đây nước xuôi theo dòng dạo chơi, hòa nhập vào đại hải, ra biển bao la, rồi bốc hơi thành mây làm mưa tưới mát thế gian vậy.

  Trong các thiền viện có ba điều, Tu, học và lao động. Lao động như ăn, Học như uống nước, Tu như hít thở. Con người phải có đủ ba điều kiện, ăn, uống và hít thở. Lao động, học hiểu và tu tập, ba điều làm kim chỉ nam cho sự tu tập. Nhờ có học đạt đến thuyết thông, nhờ có tu đạt đến tâm thông, nhờ có lao động đạt đến dụng thông. Tâm thông thì thuyết mới thông, thuyết thông thì dụng mới thông.

        Sự tu tập là hướng con người tìm lại con người thật của chính mình “ bản lai diện mục” của chính mình. Bởi vì nó thực nên người ta không tin không hiểu, con người hay hướng ngoại tìm cầu, con người hay ỷ lại. Sự tu tập là lấy lại sự tự tin, tự chủ, xóa tan tập tính ươn hèn ( hướng ngoại, tìm cầu và ỷ lại ) Ba tập tính này không làm cho người tu phát huy được năng lượng sẳn có, ba tập tính này nó chôn vùi tự tánh chúng ta từ vô lượng kiếp đến nay.

  Tu là hơi thở, không thiếu, thiếu là chết. Học như uống nước, không thể nhịn khác quá lâu, lâu quá sẽ chết. Lao động như ăn cơm, có thể nhịn vài ba ngày không sao, nhưng nhịn lâu sẽ chết./.

NHỮNG LỜI HAY Ý ĐẸP CẢM NGHĨ VỀ BẬC TÔN SƯ Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét