Thứ Ba, 19 tháng 12, 2023

PHẬT GIÁO VIỆT NAM VỚI DÂN TỘC VIỆT NAM

 

            PHẬT GIÁO VIỆT NAM VỚI DÂN TỘC VIỆT NAM

 Mùa xuân năm Đinh Hợi, 987 nhà Tống sai Lý Giác qua Việt Nam giao lưu. Vua sai Thiền sư Đỗ Pháp Thuận làm người đưa đò đón Lý Giác. Lý Giác là người rất giỏi văn thơ. Nhân lúc trên sông nước có hai con ngỗng bơi trên mặt nước. Lý Giác vui ngâm :

              Nga nga lưỡng nga nga

              Ngưỡng diện hướng thiên nhai

  “ Ngỗng ngỗng cả bầy ngỗng

       Ngữa mặt ngó ven trời”

        Pháp Thuận đang cầm chèo liền nối vần ngay:

        Bạch mao phô lục thủy

       Hồng trạo bãi thanh ba

“ Lông trắng phô dòng biếc

   Sóng xanh chân hồng bơi”

       Lý Giác nghe xong hai câu của Pháp Thuận vô cùng thán phục. Và Lý Giác làm một bài thơ tặng Pháp Thuận. Với ý Lý Giác tôn trọng vua Việt Nam như với chúa của Lý Giác không khác.

        Sự ứng xử ngoại giao của Thiền sư Pháp Thuận đã khiến cho Lý Giác đi từ chỗ thán phục thần dân  Đại Cồ Việt đến sự ngưỡng mộ vua Lê Đại Hành không khác hoàng đế triều Tống.

       Trong ý sâu xa của bài thơ Lý Giác là một lối chơi chữ mang tính kiêu ngạo của sứ thần nhà Tống, không những riêng Lý Giác mà là thái độ phổ biến của sứ thần phương Bắc. Ý Lý Giác xem vua và dân nước Đại Cồ Việt như là bầy ngỗng đang ngẫng mặt hướng về thiên triều thần phục. Ngôn ngữ ngoại giao mà Lý Giác sử dụng thoạt nhìn thật là nhẹ nhàng, bay bổng song nhìn kỷ quả thực là một sự nhục mạ một thách thức lớn lao đặt ra với Đỗ Pháp Thuận .

  Với một trách nhiệm công dân, cao hơn là một thiền sư đối với nước Đại Cồ Việt Pháp Thuận hiểu thâm ý của Lý Giác ( sứ thần Lý Giác). Nhưng vẫn với thái độ ung dung tự tại, nối vần một cách sắc sảo, để từ hai câu thơ của Lý Giác thành một bài thơ hoàn chỉnh. Nhưng sự nối vần của Pháp Thuận ở đây không chỉ đơn thuần về mặt thi ca mà phải hiểu đây là một thái độ ứng xử chính trị trên phương diện ngoại giao.

       Lông trắng phơi dòng biếc

       Sóng xanh chân hồng bơi

  Lông trắng ở đây được hiểu là sự công khai ( bạch hóa). Một sự công khai được phô bày nơi công cộng ( lục thủy). Ở đây Pháp Thuận muốn tỏ cho sứ thần Lý Giác hiểu rằng Đại Việt đã giành độc lập và công khai độc lập này đối với thiên triều qua Lý Giác. Và nếu có chăng một thế lực nào đó, dù là thiên triều đi nữa, với âm mưu xâm phạm nền độc lập, nhân dân Đại Việt sẳn sàng đứng lên bảo vệ bằng sức mạnh của mình  (hồng trạo). Hồng trạo ở đây là đôi chân hồng, thuyền lướt được nhờ mái chèo. Có nghĩa là Đại Việt sẽ vững bước lướt qua mọi phong ba bảo táp mà tiến lên bằng sức mạnh chính mình ( màu hồng tượng trưng cho sức mạnh ).

 ( Trích từ NSGN số 174- 9/2010-    chính sách nội trị và ngoại giao của nhà Tiền Lê qua thi pháp của Thiền sư Đỗ Pháp Thuận )

 

 

]

PHẬT GIÁO VIỆT NAM VỚI DÂN TỘC VIỆT NAM Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét