Thứ Ba, 19 tháng 12, 2023

GIỚI TĂNG SĨ CỦA PHẬT GIAO TRONG LIÊU TRAI CHÍ DỊ CỦA BỒ TÙNG LINH

 GIỚI TĂNG SĨ CỦA PHẬT GIAO TRONG LIÊU TRAI CHÍ DỊ CỦA BỒ TÙNG LINH - Đào Nguyên

Trong tổng số 431 truyện của Liêu trai chí dị, đã có đến 10 truyện viết về giới Tăng sĩ Phật giáo. Sau đây dẫn ra hai truyện trong 10 truyện sau đây :

       Truyện số 6 : Sư cụ chùa Trường Thanh.

       Sư cụ Mỗ,  trụ trì chùa Trường Thanh ( huyện Trường Thanh, tỉnh Sơn Đông) là bậc tu hành phạm hạnh cao khiết. Tuổi đã hơn 80, một hôm bị ngã nặng không dậy được. Các sư trong chùa xúm lại nâng đỡ thì Sư cụ đã viên tịch. Hầu như Sư cụ vẫn không biết là mình đã qua đời, hồn phiêu diêu bay tới địa phận tỉnh Hà Nam. Ở đấy có một vị công tử con nhà quan, hôm đó cùng trên mười tay kỵ mã, xua chim ưng đi săn thỏ, chẳng may ngựa lồng, ngã chết. Vừa hay, hồn Sư cụ bay đến nhập ngay vào. Công tử dần dần sống lại, Kẻ hầu, đầy tớ xúm quanh hỏi han, thì quắc mắt mà rằng: - Sao ta lại ở đây ? Chúng đỡ về nhà. Vào đến cửa, một đám mỹ nữ má phấn mày xanh bao quanh công tử thưa hỏi. Hãi quá, liền kêu lên : Ta là sư đây ! Sao ta lại đến chốn này ? Chúng cho là công tử nói sảng, nên ghé vào tai gọi cho tỉnh. Sư cụ không biết lẽ nào phân giải, đành nhắm mắt lại không nói gì nữa. Đến bữa, cho cơm gạo xay thì ăn, rượu thịt thì đẩy ra. Đêm ngủ một mình, không cho thê thiếp vào hầu.

   Vài ngày sau, ngỏ ý muốn đi chơi vài nơi, chúng đều mừng. Ra ngoài nhà không bao xa, có đám người cấy rẽ mang sổ sách tới xin công tử xét. Nói thác là còn mệt trong người, từ chối không xem đến. Lại hỏi chúng có biết huyện Trường Thanh thuộc tỉnh Sơn Đông không. Chúng đều thưa rằng có. Công tử nói : - Không có việc gì làm, ta thấy buồn, muốn đi chơi nơi miền ấy. Các người khá sửa soạn đi ngay cho sớm. Chúng thưa rằng bệnh mới khỏi, không nên đi xa. Nhất định không nghe. Hôm sau đòi đi ngay.

        Đến Trường Thanh, nhìn phong cảnh như mới hôm qua, chẳng cần hỏi thăm đường, tới thẳng ngay chùa. Chúng Tăng đệ tử của Sư cụ thấy khách quý đến, thì đều cúi đầu cung kính hầu chuyện. Hỏi thăm Sư cụ đâu, chúng đáp : - Thầy của chúng tôi đã viên tịch.

       Hỏi mộ ở đâu, chư Tăng dẫn đến thì thấy mộ nông ba thước, cỏ hoang lơ thơ. Chúng Tăng không hiểu ý khách ra sao. Đến khi quay ngựa trở về, khách còn dặn : Thầy của các ông là người tu hành đức hạnh. Những sách vở có hơi tay của cụ nên giữ gìn cẩn thận, chớ để rách bẩn !

        Chúng xin vâng. Bèn từ giả chùa mà về.

       Tới nhà, lòng lạnh như tro tàn, thân trơ như gỗ đá, không cáng đáng công việc gì trong nhà. Được vài tháng, lén ra khỏi cửa mà đi, thẳng tới chùa cũ, gọi chư Tăng ra mà bảo rằng :- Ta là thầy của các ngươi đây. Chúng nghi là nói dối, nhìn nhau mà cười. Bèn thuật chuyện phản hồn, và nhắc lại hết những việc làm bình nhật ngày trước thì đều đúng cả. Chúng mới tin.

       - Từ đó, trở lại nơi giường cũ, cử sự như ngày thường.  Về sau, nhà của công tử lũ lượt mang xe ngựa tới, năn nỉ mời về, cũng không buồn ngoảnh lại.

        Hơn một năm sau, phu nhân sai đầy tớ đem nhiều phẩm vật quý giá đến biếu. Cao lương, vàng lụa đều khước từ, chỉ nhận một bộ quần áo bằng vải thô mà thôi.

       Bạn bè ở quê cũ thăm hỏi, biết chuyện tìm đến. Thấy mặt ai cũng phải lấy làm lạ trước vẻ thuần hậu, thành thật của một người tuy ít tuổi mà tỏ ra già dặn, nhất là khi nghe nhắc đến những chuyện hơn 80 năm về trước.

       - Ghi nhận  Điểm nổi bật đáng chú ý nhất nơi truyện này là sự việc của Sư cụ chùa Trường Thanh đã “ nhập xác phản hồn” vào thân của một công tử con nhà giàu có, còn trẻ mà yểu mệnh. Tuy sống lại với một thân tướng mới trong một hoàn cảnh dễ dàng hưởng thụ mọi thứ phú quý, nhưng Sư cụ chùa Trường Thanh vẫn nhớ rõ về “thân trước” của mình, vẫn giữ vững chí nguyện tu tập cầu đạt giải thoát đã có. Đây có thể xem là một truyện ký ngắn, thông qua bút pháp “ nhấn mạnh về tính chất quái dị gắn với truyền tụng dân gian”, tán dương đức độ tu trì của một vị cao tăng đạo hạnh.

            ( Trích : NSGN số 266- 5/2018-  Đào Nguyên )

GIỚI TĂNG SĨ CỦA PHẬT GIAO TRONG LIÊU TRAI CHÍ DỊ CỦA BỒ TÙNG LINH Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét