Thứ Ba, 19 tháng 12, 2023

NGHI LỄ TỤNG ĐỌC TRONG TÔN GIÁO

 

NGHI LỄ TỤNG ĐỌC TRONG TÔN GIÁO

 

        Lời kinh Phật dạy, sau này các nước có theo Phật giáo, những lời Phật dạy trong kinh, chuyển thành những lời cầu nguyện, thành những nghi thức lễ lạy, tụng đọc. Thành những nghi lễ mang ý nghĩa phòng hộ, xua đuổi cái xấu và đón nhận những điều may mắn tốt lành. Những bài kinh liên quan đến việc cầu phước nhờ vào sức mạnh của sự thật, của phẩm đức vẹn toàn của Phật, Pháp và Tăng.

   Với tâm thanh tịnh, với lòng chí thành và niềm tin vững chắc được xem là có sức mạnh thần diệu lớn lao. Tương tự lòng từ bi khi được tu tập đối với tất cả chúng sanh, là một lớp vỏ bảo vệ chống lại tất cả những loài gây hại. Đây là chủ đề để hình thành nên sự hiệu lực của nghi lễ tụng kinh, trì chú để cầu nguyện.

  Nghi lễ tôn giáo được thực hiện vào tất cả những dịp quan trọng, mang tính cách thiên liêng hay trần tục, thuộc xã hội hay tôn giáo. Như những vấn đề, như sinh nở, kết hôn, bệnh tật và chết. Tất cả có thể tụng đọc và cầu nguyện. Tụng cho một phụ nữ mang thai để bảo đảm sự sinh nở an toàn mẹ tròn con vuông. Trước khi đám cưới tụng để chiêu phúc cho đôi vợ chồng đảm đương những trách nhiệm mới. Trong những trường hợp bịnh nặng, tụng kinh, trì chú được thực hiện với hy vọng loại trừ bịnh tật, ảnh hưởng xấu. Niềm tin tụng đọc kinh điển và trì chú cùng với việc điều trị y khoa sẽ có tác dụng bệnh tật được thuyên giảm, bệnh tật tiêu trừ, chướng ngại được vượt qua.

       Khi một người sắp chết, thông thường chư tăng được mời đến tụng niệm mục đích hướng sự suy nghĩ của người bệnh, dòng tâm thức của người ấy đến những điều thiện lành, vì người ta tin rằng những ý nghĩ sau cùng của một con người sắp chết, ảnh hưởng đến sự tái sanh kế tiếp của người ấy. Cho đến những việc xây dựng nhà mới, hay những công trình công cộng, như trường học, bệnh viện, đường sá, cầu cống v.v.. chẳng hạn  người ta đều thực hiện nghi lễ tụng đọc kinh chú, để chúc phúc, chúc lành cho công trình xây dựng được hanh thông tốt đẹp.

       Nó đóng một vai trò quan trọng trong tất cả những thực hành tôn giáo và trong những sinh hoạt thế tục nơi đời sống của một con người. Nó đưa đến một tâm lý an lành, hy vọng mọi sự sẽ tốt đẹp, tạo nên một sự lợi ích chung, bằng tránh tất cả những nguy hiểm, sợ hãi và lo âu. Nó đưa đến sự tốt lành, nó thay thế sự huyền bí và thần linh và những tập tục tín ngưỡng nhân gian.

  Khi Phật còn tại thế, những kinh luận giải Pali thuộc thế kỷ 5 TL, ghi rằng nghi lễ chữa bệnh mô tả sự việc Tôn giả Ananda, đã tụng kinh Ratana dọc theo những đường phố Vesali, rảy nước từ bình bát của Phật, để cứu khỏi ba tai họa là đói, bệnh dịch và sự tác động của ma quỷ. Sau khi tôn giả Ananda  thực hiện xong việc này, ma quỷ đã biến mất và bệnh dịch được tiêu trừ.

        Có đoạn kinh ghi về một đứa trẻ Ba la môn tên là Dighayu, đứa trẻ này được tiên đoán rằng nó chỉ có thể sống thêm được bảy ngày, bởi vì một ác quỷ sẽ ăn thịt cậu ta trong bảy ngày tới. Để ngăn chặn nguy nạn, Đức Phật khuyên cha đứa trẻ dựng một cái rạp, và sắp 8 hoặc 16 chỗ ngồi bên trong và đặt đứa trẻ lên một chỗ ngồi nhỏ ở giữa. Chư Tăng ngồi trên những chỗ ngồi được sắp xếp và tụng đọc Paritta liên tục trong vòng bảy ngày đêm, vào ngày thứ bảy, Đức Phật cũng tham gia vào việc tụng đọc. Ác quỷ vì không tìm thấy cơ hội để bắt đứa trẻ nên bèn bỏ đi. Đứa trẻ nhờ đó mà thoát chết và sống trường thọ.

  Như vậy, hoàn toàn rõ ràng rằng hầu như tất cả những đặc điểm quan trọng có mặt ở nghi lễ đã phát triển vào thế kỷ thứ 5 Tây Lịch các nước đã thực hành, đã tồn tại nghi lễ tụng đọc để chữa trị bệnh cho đến ngày nay. Nó trở thành một phần quan trọng trong đời sống tôn giáo của người tu sĩ và của Phật tử tại gia cho đến hôm nay./.

 

 

(Trích : NSGN số 266- 5/2018-  )

NGHI LỄ TỤNG ĐỌC TRONG TÔN GIÁO Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét