BA
LOẠI HIẾU
Luận
về Hiếu có ba : Đại hiếu, Trung hiếu và Tiểu hiếu. Trung hiếu và Tiểu hiếu chỉ
báo đáp nhu cầu vật chất và tinh thần trong một đời người rồi hết. Còn đại hiếu
không những báo đáp cho cha mẹ về tinh thần và vật chất trong đời này và về cả
những đời sau, nên gọi là đại hiếu.
1/
Tiểu hiếu là phụng dưỡng cha mẹ lúc mạnh khỏe cũng như lúc cha mẹ đau yếu về
già. Cơm ăn áo mặc, nhà cửa, sớm viếng chiều thăm. Lo cho cha mẹ yên ấm về thân
và tâm khi còn tại thế và sau khi chết thì thờ phụng, cúng kính đó gọi là Tiểu
hiếu.
2/
Trung hiếu là lớn lên đỗ đạt thành tài, thành danh đem lại vinh hiển cho cha
mẹ, gia tộc và quê hương xứ sở. Con vinh hiển thành đạt được mọi người kính nể
tôn trọng cha mẹ, con thành đạt làm lợi ích cho nhân quân xã hội được mọi người
khen ngợi, đó gọi là Trung hiếu. Ngược lại, con làm những điều tổn hại đến danh
dự cha mẹ, hao tài tốn của cha mẹ, giòng tộc, quê hương xứ sở, sống không có
đạo đức, không luân thường, thì gọi là
bất hiếu, là nghịch tử….
3/ Đại
hiếu : là những bậc xuất gia tu hành đắc đạo, không những cứu khổ cha mẹ hiện
đời mà còn cứu độ cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp.
Theo
quan điểm của đạo Phật “Tất cả nam nhân
là cha ta, tất cả nữ nhân là mẹ ta, từ nhiều đời ta thác sanh ra nơi đó, vì lẽ
ấy, nên chúng sanh trong lục đạo đều là cha mẹ của ta. Nếu giết chúng để ăn
thịt, thời chính là giết cha mẹ ta, mà cũng là giết thân cũ của ta. Tất cả chất
tứ đại đều là bổn thân bổn thể của ta, cho nên phải thường làm việc phóng sanh
và khuyên bảo người làm phóng sanh”.
Cho
nên không được khinh mạn, trái lại các loài hữu tình, chẳng qua vì thay hình
đổi dạng, người phàm mắt thịt nên không thể nhận ra nhau. Sinh tâm phân biệt
đây là cha ta là mẹ ta, còn kia không phải cha ta mẹ ta, khiến cho tâm lượng
hạn cuộc. Vì muốn khai thị cho chúng sanh, Đức Phật nói “ Nhất thiết chúng
sanh, giai thị phụ mẫu”. Theo tinh thần của Bồ tát người xuất gia đối với tất
cả chúng sanh đều nghiêm trì tịnh giới, trong giới hạnh của Bồ tát, giới nào
cũng đề cập, nhắc đến tâm hiếu thuận, tâm từ bi, làm lợi ích cho chúng sanh,
không được làm bất cứ điều gì tổn hại chúng sanh. Tất cả tâm lý ấy đều xuất
phát từ tâm hiếu thuận, lấy hiếu làm căn bản.
—]–
0 nhận xét:
Đăng nhận xét