Thứ Tư, 22 tháng 9, 2021

LỜI DẪN SỚ ĐIỆP CÔNG VĂN

 

LỜI DẪN SỚ ĐIỆP CÔNG VĂN

Văn hóa Việt Nam nói chung và Văn hóa Phật giáo Việt Nam nói riêng đều ảnh hưởng gần như 90 % văn hóa Trung Quốc. Những từ những chữ chúng ta dùng hằng ngày trong văn bản, trong kinh điển, trong giao tiếp đều mang nặng từ Hán Việt. Thế nào là Hán Việt, Hán là chữ Hán, chữ của dân tộc Hán Trung Quốc ngày xưa, Trung Quốc cũng như Việt Nam có nhiều dân tộc, trong đó có nhóm dân tộc Hán thông minh hơn chế tác ra thứ chữ viết và đọc, nay còn lưu lại nên gọi là chữ Hán, còn gọi là chữ Nho. Việt là Việt Nam. Chữ của người Hán còn âm đọc là của người Việt nên gọi là Hán Việt. Vì thế một chữ mà người Trung Quốc phát âm khác Việt Nam phát âm khác, nên khi người Việt Nam đọc bản văn chữ Hán người Trung Quốc nghe không biết gì cả, nhưng họ đọc chữ thì họ hiểu cái nghĩa.

          Hằng ngày chúng ta giao tiếp dùng rất nhiều từ Hán Việt như : sĩ, nông, công, thương, công an, ủy ban, thương mại, tài chính, kế toán, ngân hàng  v.v... muốn hiểu hết các từ này phải có người giải thích, còn lại ta hiểu na ná đại khái chứ chưa hiểu hết. Còn đi vào kinh điển lại càng khó hiểu hơn, nếu một chữ không hiểu được nghĩa của nó thì đọc câu văn đó không biết nói gì, chỉ đọc phần âm thôi.

          Người ta nói “ thực bất tri kỳ vị ” ăn mà không cảm nhận được mùi vị thì cũng như không ăn. Cũng vậy đọc một câu văn mà không hiểu nghĩa thì cũng giống như vậy. Giống như cái vá múc canh, vá ngâm mình trong nồi canh mà không biết canh ngon hay canh dỡ, mặn hay lạc.  Vì thế từ khi học Phật chúng ta vướng vào chữ nghĩa đọc mà không hiểu là chuyện thường. Kinh Phật còn có nghĩa đen nghĩa bóng càng khó hơn nữa. Nếu không biết nghĩa của chữ Hán trong câu kinh thì đọc không cảm nhận được năng lượng của kinh và không phát huy được nội lực của mình. Chính vì thế khi chúng tôi gặp được cuốn Công Văn Sớ Điệp của tác giả Nguyên Tâm tôi trích ra một số bài sớ mà trong giới tu sĩ thường hay đi cúng kỳ an, kỳ siêu đọc mãi không biết bao nhiêu lần, nhận không biết bao nhiêu tiền của người ta cúng, mà trong khi mình đọc không hiểu gì cả. Đây là điều thiếu sót chưa ai để ý đến, nếu có biết thì hỏi ai giúp cho việc này.  Điều chúng  tôi đã từ lâu đau đáu cái việc này, đọc mà không hiểu mà cứ đọc như vậy mình có giả dối không, thực ra bước chân vô chùa nếu may nắm được đi học cũng không tránh khỏi việc này. Trong trường không có môn học về nghi lễ, nên không ai giải thích ý nghĩa về nghi lễ nên cũng phải mù tịt.

          Với ý niệm như trên chúng tôi trích ra một số bài sớ dịch nghĩa của tập Công Văn Sớ Điệp của Nguyên Tâm để quý vị trụ trì, quý vị hay chuyên về Công Văn Sớ Điệp có thêm kiến thức hiểu biết cả chữ lẫn nghĩa, sẽ tạo thêm năng lượng và động lực trong công việc hoằng pháp lợi sanh bằng con đường nghi lễ. Khi có sự hiểu biết người tụng đọc sẽ có năng lượng chuyển hóa nội tâm mình  và kết nối với  tâm linh người chết họ được hóa giải siêu thoát.

Đưa đến âm dương lưỡng lợi Phật pháp trường tồn nhân dân an lạc, đất nước thái bình.

                                         Thích Thiện Phương

{]{

LỜI DẪN SỚ ĐIỆP CÔNG VĂN Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét