Thứ Tư, 22 tháng 9, 2021

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NHÂN QUẢ VÀ THUYẾT ĐỊNH MỆNH CỦA NHO GIA

 

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NHÂN QUẢ VÀ THUYẾT ĐỊNH MỆNH CỦA NHO GIA

          Nhân quả, luân hồi nghiệp báo là thuyết của nhà Phật thường hay đề cập đến.  Nhân quả, luân hồi:  Nhân là từ chữ nhân duyên mà ra, còn quả là kết quả. Ví như trồng cây, sau cây lớn lên sinh ra trái, trồng cây là nhân mà trái là quả , Ăn thì no, uống nước thì đỡ khát. Vậy thì, ăn uống là nhân, còn no và đỡ khát là quả. Ở đời, không một vật gì tự nhiên mà có. Như cái ghế ta dùng ở đây, phải do gỗ và nhân công mới thành. Nếu không có gỗ và nhân công thì làm gì có ghế ta ngồi ?  Như thế gỗ và công thợ là nhân sanh ra cái ghế, và cái ghế là quả của công thợ và gỗ. Nếu nhận xét kỹ thì đủ biết vật gì cũng vậy, có nhân tức có quả, có quả tức có nhân. Và nhân nào thì sinh ra quả ấy… Nhưng ta cũng nên tự hỏi thêm rằng : Vì sao lại có những sự việc về thân thể, tinh thần, trình độ trí thức rất khác nhau giữa những con người trong đời sống như thế ?  Theo lý nhân quả chúng ta trả lời câu hỏi ấy rất dễ. Sự sai khác ấy là những quả của các nhân đã tạo ra từ trước, hoặc những năm trước, hoặc những đời trước. Sự kiện nhân quả tiếp tục : Nhân tạo từ đời trước dẫn đến quả nơi đời sau ấy, làm thành sự luân hồi của chúng sanh. Luân hồi nghĩa đen là bánh xe chạy tròn. Chúng sanh cũng thế: Cứ sanh ra nơi kiếp này, chết đi, lại sanh ra nơi kiếp khác, theo nhân đã tạo mà nhận lấy quả tương ứng.

          Còn giải thích về nghiệp báo : “Nghiệp báo là nhân quả trong đường luân hồi. Nghiệp là những hoạt động do thân thể, do lời nói, do ý nghĩ. Và cái kết quả đáp ứng lại những hoạt động ấy gọi là Nghiệp báo. Không phải hoạt động não cũng có báo. Những hành động vô ký như đi, đứng, nằm, ngồi v.v… không làm hại cũng không làm lợi cho ai thì không có nghiệp báo… Chính những nghiệp thiện, nghiệp ác đã tổng hợp lại tạo thánh cái quả dị thục của một đời, tức là cái nghiệp báo dẫn dắt con người đi thọ sinh trong sáu nẻo luân hồi…”

          Nói đến thuyết Nhân quả, thì chỉ rõ chỗ khác nhau giữa nhân quả và  Định Mệnh.  “ Trong ảnh hưởng phức tạp của tất cả sự vật làm cho  một sự vật xuất hiện và chuyển biến, đạo Phật đã rút ra một quy luật bản nhiên là luật Nhân quả. Luật Nhân quả là một luật rất sinh động, không phải luôn luôn đơn giản như trồng lúa , thì được lúa. Lại chính việc trồng lúa được lúa cũng không đơn giản lắm, vì phải có đất, có nước, có phân, chăm sóc, hạt giống, phải kể đến thời tiết thuận nghịch, đến kỹ thuật cày, cấy v.v… thì mới chắc được lúa và được nhiều lúa. Vì thế Nhân quả và Định mệnh khác nhau rất nhiều. Định mệnh thì việc gì cũng đã định trước hết rồi, không làm sao tránh khỏi được. Còn Nhân quả thì chẳng những có nhân quá khứ sinh ra quả hiện tại, mà lại còn có nhân hiện tại sinh ra quả hiện tại- trong đó có cả ảnh hưởng của hoàn cảnh, ảnh hưởng của tư tưởng, hành động bản thân…

          Như vậy, từ nhân đến quả phải trải qua duyên mới có quả, cho nên nói nhân quả là nói gọn, mà phải nói cho đủ là Nhân-Duyên-Quả. Có nhân mà thiếu duyên thì quả không thành. Khác biệt giữa thuyết Định mệnh và thuyết nhân quả là: Trong nhân quả “Duyên” đóng vai trò quan trọng, nếu thiếu duyên thì không thể thành quả. Ví như hạt giống để trong bồ thì không bao giờ sanh ra quả.  Còn thuyết Định mệnh thì nói mọi sự việc đã chuẩn bị sẵn từ trước rồi, cho nên đời sau sinh ra là đã thành, không cần duyên, không có duyên. Thuyết này trái với khoa học, khoa học phát triển cũng dựa trên thuyết nhân quả mà phát minh ra nhiều công nghệ và kỹ thuật v.v.. Lại thuyết Định mệnh giống như thuyết của Thiên Chúa. Thiên Chúa cho rằng mọi sự mọi vật đều do Chúa tạo chứ không nói Nhân hay quả. Thuyết thiên Chúa lại cũng không phù hợp với khoa học. Người ta hỏi ngược lại, Chúa sinh ra con người và vạn vật, vậy ai sinh ra Chúa? Không có câu trả lời.

           Qua ba thuyết Nhân quả, Định mệnh và Thiên Chúa, ta thấy thuyết Nhân quả có thể hiểu được, giải thích được, khoa học chứng minh được. Còn thuyết Định mệnh, thuyết Ý Chúa thì không giải thích được, chỉ có nhắm mắt mà tin thôi. Thả đời mình xuôi theo số phận, như bèo trôi theo dòng nước không tự mình tách ra khỏi dòng nước chảy, cuối cùng ra ngoài biển cả mênh mông không bao giờ thấy được bờ là vậy. Tin vào định mệnh, số mệnh, ý Chúa phó mặc đời mình cho người khác định đoạt. Còn tin nhân quả tự mình định đoạt, tự mình có thể thoát ra ngoài dòng chảy của cuộc đời, vươn lên từ chỗ thấp đến chỗ cao, từ nơi tăm tối ra ngoài ánh sáng là vậy. Thuyết nhân quả là một thuyết nhân văn và khoa học là vậy. Nhưng mà đa số con người lại tin vào số mệnh, định mệnh và ý chúa, và các thần linh, hơn là tin vào  Nhân quả.

{]{

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NHÂN QUẢ VÀ THUYẾT ĐỊNH MỆNH CỦA NHO GIA Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét