Thứ Tư, 22 tháng 9, 2021

GIÁO PHÁP NÀO CAO QUÝ

 

GIÁO PHÁP NÀO CAO QUÝ

Khi Đức Phật thành đạo tuổi mới 35, là một vị tu sĩ nhỏ tuổi nhất so với các vị đạo sĩ đương thời, và khi thành đạo Đức Phật đưa ra một tuyên ngôn mà trước thời Phật và sau thời Phật chưa có một tôn giáo nào có lời nói tự tin như thế. Đức Phật nói : Ta là Phật đã thành, tất cả chúng sanh là Phật sẽ thành. Địa vị Phật không dành riêng cho ai hết, một câu nói bất hủ.

Khi Phật thành đạo và ngài tuyên bố ngài đã đắc đạo, tất cả các phái ngoại đạo không tin, đem lòng nghi ngờ. Đạo sĩ Bà la môn tự xưng là đạo cao quý, chủng tộc cao quý. Họ hỏi Phật đạo Ngài lấy những tiêu chuẩn gì làm cao quý. Đức Phật lại hỏi, đạo các ông lấy những tiêu chuẩn nào làm cao quý ?

Các Bà la môn trả lời, đạo chúng tôi lấy 5 tiêu chuẩn làm cao quý. Một người Bà la môn có đủ năm đức tính như sau :

1/ Dung mạo đẹp trai, tướng hảo hơn người

2/ Tài sản nhiều, giàu có

3/ Người có nhiều tài năng, kỹ thuật

4/ Người thuộc dòng dõi cao quý

5/ Thông thuộc kinh điển, tinh thông mọi học thuyết.

 Bà la môn hỏi theo Phật cần những điều kiện gì để được mọi người tôn kính ?  Đức Phật nói, giả sử một người có đủ năm điều : Giàu sang, tướng tốt, thông đạt, giỏi giang, mà có các tật xấu ác , như giết người, cướp của, tà hạnh, lời nói không chân thật v.v... thì có được gọi là người tôn quý hay không ?   Các vị Bà la môn nói không, chỉ cần có một điều xấu ác là không đủ điều kiện để mọi người tôn quý.

Đức Phật nói, trong giáo pháp Như Lai chỉ cần hai điều là đủ tiêu chuẩn của một người cao quý.

1/ Người đó phải có giới hạnh ( gìn giữ 5 giới )

 Là tôn trọng sự sống muôn loài, tôn trọng của cải vật chất mọi người, không xâm phạm tiết hạnh người khác, không nói lời dối trá v.v...

2/ Phải có trí tuệ. Không tham, sân, chấp thủ v.v...

Giáo lý của Phật chỉ có hai điều làm trọng điểm,  sẽ là người cao quý, được mọi người tôn trọng.

Trí tuệ có hai phần:

1/ Trí tuệ hữu sư : có sanh có diệt

2/ Trí tuệ vô sư :  không sanh không diệt.

Đối với đạo Phật không cần giàu sang, tướng tốt, giỏi giang chỉ cần hai điều giới hạnh và trí tuệ, giới hạnh gồm có 5 điều.

Có người quan niệm, tu tâm không cần quy y và giữ giới, nếu giữ không được giới mang tội.

Tại sao phải thọ Tam quy ?  Ví dụ như một người dân trong một nước thì phải có hộ khẩu, có giấy CMND, thì người đó sẽ hưởng được nhiều quyền lợi trên mọi công việc. Nếu không có hộ khẩu, hoặc CMND người đó xin làm việc gì cũng khó có cơ quan đoàn thể nào chấp nhận, hay người có giấy Bảo hiểm y tế thì khi bịnh đến bệnh viện, chi phí bao giờ cũng thuận tiện hơn, thay vì trả 100 đồng chỉ trả 20 đồng. Hoặc người có quốc tịch Mỹ đi bất cứ nước nào cũng có quyền ưu tiên. Hình thức quy y cũng giống như vậy, người có quốc tịch Mỹ tức có thẻ xanh đi đâu cũng được ưu tiên, không có nước nào sách nhiễu họ.  Năng lực của người đã quy y rồi cũng như vậy. Khi quy y rồi sẽ được Tam bảo âm thầm  bảo hộ.  Thiên long, bát bộ hộ pháp thiện thần phát nguyện trước Phật rằng, chúng con đi qua bất cứ làng mạc nào, phố thị nào, gia đình nào, con thấy có thiện nam , thiện nữ hiếu kính với cha mẹ, những người chủ gia đình, có lòng bảo bọc vợ con, có những người phụ nữ biết lo cho chồng con, thì những gia đình đó, có biết sự hiện diện của con hay không, con vẫn bảo hộ, không cho bất cứ một tai họa nào đến với họ. Đó là lời phát nguyện của Thiên long bát bộ hộ pháp, của Vua trời Đế Thích ủng hộ người phát nguyện tu tập, làm lành tránh giữ.

Cũng như bên Mỹ đến ở một nhà nào không cần phải khai báo tổ trưởng hay phường xã, nhưng khi có một sự cố nào xảy ra thì lập tức có cảnh sát đến can thiệp. Một ngôi nhà phát hỏa cháy, chủ nhà chưa kịp gọi điện đến phòng cứu hỏa, nhưng lính cứu hỏa có mặt ngay sau đó. Năng lực sau khi quy y cũng giống như vậy.

Khi đã quy y rồi, mà đi cầu bùa cầu chú, cầu tà ma, tức ta cầu thế lực bên ngoài, lúc đó ta từ bỏ sự phát nguyện quy y, nên sự gia hộ của hộ pháp không còn hiệu lực nữa. Một khi đã quy y phải nghĩ rằng là việc rất khó, phải có nhân tốt nhiều đời mới được, nên cần phải trân quý quy y.

Đạo Phật đến để mà nghe chứ không phải đến để mà tin, đạo Phật rất đặc biệt, nếu nương tựa chùa nào mà phiền não không chấm dứt thì nên rời chùa đó đi tìm một chùa nào có thể nương tựa  tu tập phiền não chấm dứt. Cũng như khi bịnh đến một bệnh viện chửa trị không hết bịnh, thì bỏ bệnh viện này, tìm bệnh viện khác giỏi hơn để trị bịnh, mà không mắt phải lỗi lầm.

{]{

GIÁO PHÁP NÀO CAO QUÝ Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét