Thứ Hai, 3 tháng 8, 2020

NHỮNG TỪ TRONG KINH KHÔNG DỊCH VÀ ĐỂ NGUYÊN ÂM

NHỮNG TỪ TRONG KINH KHÔNG DỊCH VÀ ĐỂ NGUYÊN ÂM

          Vì sao trong kinh có những từ không dịch hết ra nghĩa mà để nguyên âm có những lý do như sau :

          Những từ trong kinh văn không dịch nghĩa vì những từ  trong nguyên cảo hàm xúc nhiều nghĩa. Ví dụ như  Bhagavat (Bạc Già Phạm) có đến 6 nghĩa, nếu một nghĩa được dịch thì mất 5 nghĩa kia.  Bhagavat : Thế Tôn:

1/ Người có những hảo tướng

2/ Người chiến thắng  các ảo tưởng và ma quỉ

3/ Người chia sẻ những thiện đức như tự tại trước các cám dỗ của danh vọng tiền tài vật chất.

4/ Người hoàn toàn thấu triệt chân lý Bốn Thánh đế.

5/ Người luôn thực hành Thánh sự

6/ Người đã từ bỏ luân hồi.

  Có 6 nghĩa đồng một lúc nói lên trong từ Bhagavat (Bạc Già Phạm).

  Từ Mahayana  “ Đại thừa ”. trong Phật học có 6 nghĩa chính :

1/ Thường nên gọi là Maha

2/ Rộng  nên gọi là Maha

3/ Cao nên gọi là Maha

4/ Sâu nên gọi là Maha

5/ Nhiều nên gọi là Maha

6/ Hơn nên gọi là Maha

          Và các từ chỉ cho các danh từ, chỉ cho các địa danh, sự vật,  cây cỏ, muông thú, không có ở Trung Hoa và Trung Hoa cũng không có tương tự.  Ví dụ cây Jambu  “ Diêm Phù ”, là loại cây chỉ thấy ở Ấn Độ, một năm thay lá đến ba lần,  và thay lá rất nhanh trong khoảnh khắc.

Ví dụ những từ ở Tây phương các thuật ngữ triết học, khoa học nhiều khi cũng bắt buộc phải dùng nguyên gốc.  Thứ đến từ mà quy ước truyền thống đã  quen dùng lối phiên âm theo phạn âm, dù có thể dịch được, nhưng người ta theo thói quen dịch âm. Như từ A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam –bồ- đề, dịch là Vô thượng Chánh đẳng, Chánh giác, cho nên có thể dịch nghĩa cũng không nên dịch .

Từ  Prajna “ Bát nhã ” dù có thể dịch  là “ Trí tuệ” nhưng cách dịch này đã làm mất đi ý nghĩa sâu sắc của nó. Cho nên cách dịch âm Bát Nhã thì cái nghĩa toàn vẹn của chữ Prajna  sẽ được giữ gìn.

{]{


NHỮNG TỪ TRONG KINH KHÔNG DỊCH VÀ ĐỂ NGUYÊN ÂM Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét