Thứ Hai, 3 tháng 8, 2020

CHỌN CÁCH ĂN CHAY

CHỌN CÁCH ĂN CHAY

          Ăn chay trong đạo Phật là tuân theo lời dạy của Phật bắt nguồn từ giới cấm sát sanh. Ăn chay là ăn những thức ăn thuần bằng rau, củ, quả. Ăn chay có nhiều lối như chay kỳ, trường chay, thuần chay, tạp chay.

          Trai nói cho đủ ý nghĩa là Trai giới, những ngày ăn chay là những ngày phát nguyện bỏ ác làm lành, ngày ăn chay dù có ai chửi mắng mình, mình cũng không chửi mắng lại, người ta có đánh mình, mình cũng không đánh lại, không hơn thua thị phi với họ v.v... như thế mới đúng ý nghĩa ăn chay theo lời Phật dạy. Ý nghĩa ăn chay các ngày trong mỗi tháng là vậy, giữ tâm thanh tịnh, thân thanh tịnh, ý thanh tịnh, như vậy ăn chay mới có lợi ích, mới có ý nghĩa thiết thực.

          Mục đích ăn chay của đạo Phật là để nuôi dưỡng lòng từ bi, hạn chế sát sanh hại vật ở đời nay, tránh quả báo ác trong đời này và các đời sau. Ăn chay còn là cách cải tạo môi trường trong sạch. Ăn chay là cách bảo vệ sức khoẻ ngăn ngừa bệnh tật v.v ...

          Ăn chay không chỉ dành riêng cho người theo Phật, mà phổ biến cả các tôn giáo khác và người đời. Các tôn giáo khác cũng đề xuất sự ăn chay, còn gọi là ăn kiêng. Tu sĩ ăn chay để hành đạo, vua chúa ăn chay để cầu quốc thái dân an, thái bình thịnh trị, đại gia ăn chay là đổi khẩu vị, dân giả ăn chay để cầu nguyện v.v. ..Như vậy, ăn chay có nhiều mục đích tuỳ theo sự suy tính của mỗi người, của mỗi tôn giáo.

      Tóm lại ăn chay dưới hình thức nào đi nữa nó cũng đem lại kết quả tốt cho con người trên hai phương diện tâm lý và vật lý trong đó có môi trường sống. Ăn chay là thể hiện việc bỏ ác làm lành, tránh điều tội lỗi do sát sanh,  tích đức cho mình và con cháu. Ăn chay tiếng Hán gọi là trai, tiếng Việt gọi là chay. Có các trường hợp ăn chay như: Nhị trai là ăn 2 ngày : Mùng 01 và ngày 15 hằng tháng . Tứ trai là 4 ngày : 30,01,14, 15 trong mỗi tháng. Lục trai là 6 ngày : 30,1, 8, 14,15 và 23.

Thập trai là 10 ngày : tức lục trai thêm 4 ngày là 1, 8, 14,15,18, 23, 24, 28, 29, 30. Mười ngày trai là quy định của Phật giáo, trong 10 ngày cử hành Trai giới. Mười ngày Trai còn gọi là Chuẩn Đề Thập Trai. Thập Trai là ứng với 10 vị Phật tình nguyện kết duyên lành với chúng sanh vào 10 ngày chay. Mùng 1 ứng với Nhiên Đăng Cổ Phật. Mùng 8 ứng Với ….…Nhất ngoạt trai là ăn chay trọn một tháng là tháng 7 hằng năm. Tam ngoạt trai là ăn ba tháng trong một năm là từ  ngày 15 tháng 4 đến ngày 15 tháng 7. Cuối cùng là ăn chay trường, tức ăn trọn đời.

Ngày nay có những trường hợp chay giả mặn, chất liệu làm bằng rau củ quả, nhưng hình thức mẫu mã thì hình con cá, con tơm, miếng thịt  v.v... Như vậy có đúng nghĩa ăn chay không? Ăn chay mà còn tư tưởng sát sanh hại vật thì chưa phải là “thuần chay” mà gọi là “tạp chay”. Ăn chay phải là “tâm thực, ý  thực” mới gọi là đúng nghĩa ăn chay, tức là ăn bằng tâm, ăn bằng ý, tức kết hợp thân, khẩu ý trên vấn đề ăn chay. Tức là ta nghĩ gì khi ta ăn, tức ta đang ăn cái ấy, mặc dù ăn thực phẩm chay mà ý là ăn mặn, ăn thịt chúng sanh, ăn xác chết chúng sanh, đồng nghĩa với không ăn chay vậy.

Ngoài ra những món giả chay đều có chất phụ gia, chất bảo quản nên ăn vào có hại cho sức khoẻ, vì thế những người ăn chay không nên chọn hình thức đẹp mắt mà quên đi sức khoẻ của mình. Quên đi tâm thanh tịnh của mình.

Ăn chay có lợi cho tinh thần, có lợi cho sức khoẻ, có lợi cho môi trường thì mọi người nên thực hành, còn ăn chay có tổn hại cho sức khoẻ và tinh thần thì nên tránh, và cũng cần khuyên mọi người nên chọn cách thuần chay mà tránh hình thức tạp chay. Ăn chay chân chánh thì không chạy theo hình thức chay giả mặn không có lợi cho bản thân mình mà còn làm trò hề cho thế gian nhìn vào cách ăn chay của đạo Phật họ chê bai huỷ báng “ ăn mặn nói ngay, ăn chay nói dối ”.. Từ một tư tưởng cao đẹp thanh khiết về việc ăn chay đưa đến sự nhận xét thấp kém của những người ăn chay giả mặn./.

{]{


CHỌN CÁCH ĂN CHAY Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét