Thứ Hai, 3 tháng 8, 2020

SỐNG THANH TỊNH

SỐNG THANH TỊNH

                             Với kẻ sống thanh tịnh

                             Ngày nào cũng ngày tốt

                             Với kẻ sống thanh tịnh

                             Ngày nào cũng ngày lành

                               (Kinh ví dụ : Tấm vải Trung bộ , 7)

          Bồ tát sống ở đời không phải bằng tham lam, giành giật, hơn thua, giận ghét, mà bằng tâm từ bi….Tất cả những hành động thân, khẩu, ý đều được phổ vào đó tâm từ. Cho nên cuộc đời Bồ tát là hiện thân của tâm từ.  Sự có mặt thường xuyên của tâm từ cũng có nghĩa là sự vắng lặng tất cả mọi điều xấu của thế gian. Thế nên trong kinh thường ví Bồ tát với hoa sen mọc trên đầm lầy thế gian mà không dính bùn hôi dơ.  Trong ca dao Việt Nam có nói nhiều về hoa sen, có thể xem cuộc đời  thanh tịnh ví tâm từ của Bồ tát như :

          Trong đầm gì đẹp bằng sen

          Lá xanh bông trắng lại chen nhuỵ vàng

          Nhuỵ vàng bông trắng lá xanh

          Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

          Thế nào các Đại Bồ tát thành tựu đại bi tâm.   Nếu các Đại Bồ tát thành tựu thân nghiệp chẳng chê trách, thành tựu khẩu nghiệp chẳng chê trách, thành tựu ý nghiệp chẳng chê trách, đây là rốt ráo thành tựu tâm đại bi. Tâm đại bi khiến cho các hành động của thân, khẩu, ý chẳng thể chê trách, cho thấy rằng tâm đại bi rất thanh tịnh, không lỗi lầm để có thể chê trách.

Theo Phật giáo cũng có thể thấy trong cuộc đời bình thường, một tâm không thể có hai khuynh hướng đối nghịch cùng hiện hữu. Khi có tâm từ thì không có tâm sân và ngược lại, khi có tâm hỷ thì không có tâm khổ và ngược lại. Tâm đại bi khiến cho không có lỗi lầm, có thể chê trách  và ngược lại, nếu có lỗi lầm đáng chê trách thì khi ấy không có tâm đại bi.

Đại từ đại bi là sự sống và cách sống của Bồ tát. Đại từ đại bi khiến Bồ tát sống trong đời làm việc lợi lạc cho đời nhưng không bị nhiễm ô bởi những phiền não của đời. Cho nên tuy sống và làm việc ở trong đời nhưng Bồ tát  vẫn ở ngoài đời, ở ngoài danh lợi, tiền tài, khen chê, tốt xấu v.v...

          Phật có tâm từ bi và giải thoát, ngày và đêm Phật luôn an lạc, vì Phật có tâm giải thoát và tuệ giải thoát. Cũng như thế, người có tâm từ và tâm giải thoát thì thức an ngủ yên, Kinh Pháp cú có kệ rằng :

          Khi thức không lo âu

          Khi ngủ chẳng sợ hãi

          Ngày đêm không khởi lên

          Phiền não bận lòng Ta

          Ta không thấy tai hại

          Một chỗ nào trên đời

          Do vậy, Ta nằm nghỉ

          Tâm từ, thương chúng sanh.

Dục vọng và phóng dật là nguyên nhân của mọi tranh chấp, tranh đoạt, ganh ghét, tỵ hiềm, làm tăng trưởng lòng tham, khiến cho con người phiền não hơn thanh thản, trói buộc hơn giải thoát. Chúng được xem là các khoái lạc thế gian, nuôi lớn thế giới ngũ uẩn, có công năng trói buộc tâm thức con người, là món ăn của ma, chỗ dinh dưỡng của ma, chỗ tranh giành của ma, chỉ thích hợp với người thế gian, không cần thiết với người tu tập xuất thế. Những gì khiến tăng trưởng lòng tham, khiến tâm thức bị trói buộc, là nguyên nhân của tranh chấp, đưa đến sầu bi, khổ, ưu, não,  thì người tu tập không sử dụng. Phật Bồ tát ở thế gian mà không bị thế gian trói buộc, không bị thế gian làm cho sầu khổ.

Phật và Bồ tát có chỗ trú an lạc mà người thường không có được. Đó là chỗ trú của chư Thiên, chỗ trú của Phạm thiên, chỗ trú của bậc Thánh giải thoát. Đó là sự thoát ly hoàn toàn mọi trói buộc dục giới, an trú tâm vào các Thiền Sắc giới, thực  nghiệm  “hỷ lạc ly dục sinh” , “ Hỷ lạc do định sinh”, “ xả niệm lạc trú”, “xả niệm thanh tịnh”, vắng bặc mọi hoàn toàn khổ ưu liên hệ đến thế gian.  Đó là sự mở rộng tâm thái từ, bi, hỷ, xả. cho đến vô cùng tận, nhờ nhiếp phục tham sân si, an trú vào Phạm thiên giới, không hạn lượng, không phân biệt, không còn bóng dáng sầu, bi, ưu, não sanh khởi quấy rầy. Đó là sự đoạn tận dục lậu, hữu lậu  và vô minh lậu, giải thoát tâm khỏi mọi vướng mắc cấu uế nhờ chánh trí, an trú tâm vào cảnh giới Niết bàn tịch tịnh, không sanh, già, bệnh chết, không sầu, bi, khổ, ưu, não. Nói cách khác đó là tâm giải thoát, tuệ giải thoát của Phật, mà dù có đi đứng nằm ngồi ở đâu Ngài vẫn thanh thản, an nhiên tự tại, không nhọc công tìm thêm cái gì để được sung sướng, không bận tâm chối bỏ, cái gì để khỏi sầu khổ ./.

{]{

          Cuộc đời sẽ ngắn lại

          Khi làm hại lẫn nhau

          Muốn thoát khỏi khổ đau

          Hãy vì nhau mà sống

                             {]{

          Đường xa mới biết ngựa hay

          Ở lâu mới biết thẳng ngay lòng người

                   {]{

          Sống ở đời càng sân si

          Càng gặp nhiều rắc rối

          Càng làm giàu,

        Càng thấy thiếu thốn

          Càng hiền lành

          Càng bị coi thường ./.

{]{


SỐNG THANH TỊNH Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét