Thứ Hai, 3 tháng 8, 2020

PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA VÀ PHẬT GIÁO TIỂU THỪA

PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA VÀ PHẬT GIÁO TIỂU THỪA

Từ Phật giáo Nguyên Thuỷ- phát sanh ra Phật giáo Tiểu Thừa- từ Phật giáo Tiểu thừa phát sinh ra Phật giáo Đại thừa và Kim Cang thừa. Phật giáo Tiểu thừa gọi là Phật giáo bộ phái, còn gọi Phật giáo thủ cựu, phát triển về phía Nam gọi là Phật giáo Nam tông.Còn gọi Thượng toạ bộ. Phật giáo Đại thừa còn gọi Phật giáo phát triển, gọi là Phật giáo Đại chúng bộ, phát triển về phía bắc gọi là Phật giáo Bắc tông.

Phật giáo Nam truyền gồm các nước : Sri Lanka, Myanma , (Miến Điện) Thái Lan, Lào, Campuchia. Phật giáo Bắc truyền gồm các nước : Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam. Ngoài ra Phật giáo Mật tông gọi là Kim Cang thừa phát triển ở Tây Tạng. Cả ba hệ Phật giáo Nam truyền, Bắc truyền, Kim Cang thừa đều phát xuất từ Phật giáo Nguyên thuỷ.

 

1-Phật giáo Nguyên thuỷ:

Dựa trên lịch sử Phật giáo Ấn Độ có thể chia giáo lý của đức Phật thành 4 giai đoạn lớn:  Thời đại đức Phật là Phật giáo Nguyên thuỷ;  500 năm sau Phật nhập diệt là Phật giáo Tiểu thừa Bộ phái, từ 500 đến 1000 năm sau khi đức Phật nhập diệt là Phật giáo Đại thừa với hai tông Không-Hữu đối lập nhau; và từ 1000 năm sau khi đức Phật nhập diệt đến nay là Phật giáo Đại thừa lấy Mật tông làm chính. Còn dựa trên khu vực phân bố thì có thể chia thành Phật giáo Tiểu thừa Nam truyền và Phật giáo Đại thừa Bắc truyền. Nam truyền lấy Sri Lanka làm trung tâm. Bắc truyền lấy lại chia ra Đại thừa hiển giáo lấy bản thổ của Trung Quốc làm trung tâm và Đại thừa Mật giáo lấy Tây Tạng làm trung tâm.

  Tuy vậy, nếu truy nguyên nguồn gốc thì tất cả các tông phái của Phật giáo đều bắt nguồn từ Phật giáo Nguyên thuỷ vào thời đại đức Phật. Về sự phát triển giáo lý, Phật giáo Nam truyền hệ Sri Lanka là một chi phái thuộc các bộ phái Tiểu thừa. Phật giáo Trung Quốc thì chủ yếu là tiếp nhận Phật giáo Đại thừa Bắc truyền của Tây vực. Trung Quốc thực sự là tổ quốc thứ hai của Phật giáo. Phật giáo Đại thừa Không tông và Hữu tông, cho đến Đại thừa Mật tông sau này, đều tụ hội ở Trung Quốc. Kinh điển của Tiểu thừa, Trung Quốc cũng dịch được rất nhiều. Phật giáo đến Trung Quốc, chịu ảnh hưởng của văn hoá bản địa, cũng đã sáng lập ra rất nhiều tông phái và phát minh ra rất nhiều học thuyết. Bởi thế, Phật giáo Trung Quốc và Phật giáo Ấn Độ không hoàn toàn giống nhau. Từ Trung Quốc, Phật giáo lại truyền đến Triều Tiên và Nhật Bản. Phật giáo Nhật Bản sau đó cũng đã phát triển thành một hình thái mới, không giống Phật giáo Trung Quốc. Nguyên nhân của điều này là do tính cách thích ứng cao độ và tính duy trì dài lâu của Phật giáo. Phật giáo ra đời từ cùng một cội gốc nhưng có sự phân chia cành ngọn khác nhau. Do đó, chúng ta nghiên cứu Phật giáo, trước hết nên nắm vững căn bản cội gốc của Phật giáo, mới không đến nỗi hiểu lầm về tôn giáo này..

 Giáo lý của Phật giáo Nguyên thuỷ cố nhiên rất rộng, nhưng nội dung lại rất mộc mạc. Vì đức Phật phản đối chủ nghĩa hình thức của Bà la môn giáo nên trong Phật giáo không có sự phô trương về nghi lễ. Hơn nữa, đối tượng giáo hoá của đức Phật là quần chúng nhân dân nên Ngài không giảng nói những triết lý siêu hình. Đức Phật chỉ nói với mọi người những đạo lý mà Ngài đã chứng ngộ được từ kinh nghiệm thực tế, làm cho mọi người biết được hiện thực của cuộc sống, hiện thực đó không có gì khác ngoài việc tạo tác nhân khổ và nhận lấy quả khổ. Sau khi mọi người biết được hiện thực khổ đau này, đức Phật nói tiếp với họ cách để cải thiện đời sống hiện thực trong tương lai và cách để thực hành những phương pháp giải thoát khỏi đời sống đầy đau khổ.

  Phương pháp cứu thế của đức Phật giản dị, rõ ràng, thiết thực và trọn vẹn. Ngài không giở trò huyễn hoặc, đặc biệt là không thích những điều thần bí, mê tín dị đoan. Ngài không rêu rao về thiên đường và Thượng đế. Ngài chỉ yêu cầu mọi người hãy đứng trên vị trí của mình để đạt được mục đích giải thoát trong kinh nghiệm cuộc sống thực tế của chính mình. Những giáo lý cơ bản mà Ngài đã tuyên dương như Tứ thánh đế, Thập nhị nhân duyên, Tam pháp ấn và Bát chánh đạo đều đặt nền móng trên tinh thần này.

Trên thực tế, phương pháp tu hành của Phật giáo tuy nói là rộng lớn vô biên, nhưng đại khái vẫn không vượt ra ngoài sự diễn dịch của Bát chánh đạo. Trong Bát chánh đạo hàm chứa Ngũ giới, Thập thiện, bố trí như biểu đồ sau:


Chánh tư duy                 Chánh ngữ                   Chánh nghiệp

Không tham               Không gian dối               Không sát sanh

Không sân                Không nói thêu dệt           Không trộm cắp

Không si (rượu)      Không nói đôi chiều          Không tà dâm

                                   Không nói lời ác

                   Ngũ giới-Thập thiện                               

Từ Bát chánh đạo lại có thể quy nạp thành Tam vô lậu học. Giới, Định, Tuệ, đối chiếu như  biểu đồ sau:

                                    Tam vô lậu học

 


         Giới                          Định                           Tuệ

  Chánh kiến                  Chánh niệm                 Chánh ngữ

Chánh tư duy                Chánh định                  Chánh nghiệp

Chánh tinh tấn                                                    Chánh mạng

 

         Chánh tinh tấn

                                       Bát chánh đạo

 Trong Bát chánh đạo còn hàm chứa Tư nhiếp pháp của Phật giáo Đại thừa, bố trí như biểu đồ sau:

   Chánh ngữ                  Chánh nghiệp              Chánh mạng

 

    Ái ngữ                            Bố thí                  Lợi hành- Đồng sự

 


Tứ nhiếp pháp

Bát chánh đạo hợp thành Giới, Định, Huệ. Giới định huệ lại có thể diễn dịch thành pháp môn lục độ của Đại thừa như biểu đồ sau:

Tam vô lậu học

Giới                         Định                          Tuệ

Bố thí                            Thiền định                Trí tuệ

                 Trì giới

               Nhẫn nhục

                Tinh tấn

Lục độ

       

     


Từ pháp Lục độ đã phát triển thành 84.000 pháp môn khác nhau, nhưng thực chất cũng chỉ là sự mở rộng của Bát chánh đạo. Bát chánh đạo là Đạo đế trong Tứ thánh đế, do tu Đạo mà nhập vào Diệt đế, tức Niết bàn giải thoát. Vì vậy, nếu nhìn về mặt khai triển mở rộng, Phật pháp thực sự là vô cùng vô tận; nhưng nếu nhìn về mặt nguyên tắc cốt lõi, Phật pháp chẳng qua chỉ là pháp Tứ thánh đế. Đức Phật lấy Tứ thánh đế thâu tóm tất cả thế gian và xuất thế gian. Pháp luân đầu tiên mà đức Phật xoay chuyển ở Mrgadava để độ cho 5 vị Tỳ kheo chính là pháp luân Tứ thánh đế, và những lời di huấn sau cùng của đức Phật trước khi Ngài nhập Niết bàn cũng không nằm ngoài phạm vi của pháp luân Tứ thánh đế.

                                        {]{

 


PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA VÀ PHẬT GIÁO TIỂU THỪA Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét