Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2024

SỰ KHÁC BIỆT PHẬT GIÁO NHẬT BẢN -THÁI LAN VÀ VIỆT NAM

                                     SỰ KHÁC BIỆT PHẬT GIÁO NHẬT BẢN

-THÁI LAN VÀ VIỆT NAM

          Phật giáo phát nguồn từ Ấn Độ trải qua các nước, từ đó hòa nhập vào tín ngưỡng bản địa, văn hóa và chính trị của mỗi nước qua các thời đại, Phật giáo trở nên khác biệt về hình thức sinh hoạt và sự hành trì khác nhau. Tuy Phật giáo mỗi nước sự tu tập hành trì khác nhau, nhưng cùng chung một mục đích là đem lại sự an lạc cho chúng sanh.

          Phật giáo đã hoán chuyển tâm ý con người biết yêu thương nhau khi còn sống, biết yêu thương nhớ tưởng đến những người đã chết. Biết cúng tế để an ủi các vong linh. Các tập tục của nhiều xã hội nguyên thủy, người ta rất sợ hãi sự trở về của các linh thức người chết, nên có những hành động như bùa yếm, khuất tán (chôn gập người chết, các xác chết) đặt thần trấn giữ cửa làng…tất cả nhằm ngăn ngừa mối nguy hại cho người sống, không để cho ác linh khuấy phá. Vì thế lập những ngôi chùa đều có chỗ thờ vong linh, để an ủi vong linh, xây mộ phần, giúp cho người chết an lành. Và lập những đàn chay tưởng nhớ đến họ, thì những ác linh kia không còn đáng sợ mà thành thân thiết.

          Phật giáo không những chỉ dành riêng cho hạng người trí thức, mà cho tất cả các thành phần con người trong xã hội. Phật giáo không những dành riêng cho người sống mà còn quan tâm đến những người chết, sau khi chết, vì thế Phật giáo còn không những là Phật giáo lễ hội mà Phật giáo tang lễ nữa.

          Phật giáo không có Tăng già:

          Từ Đông Nam Á đến Bắc Á  nơi đâu cũng có Tăng già. Đặc biệt Phật giáo Nhật Bản là quốc gia duy nhất  không có Tăng đoàn những người xuất gia. (chịu ảnh hưởng văn hóa lịch sử của thời thực dân 1910- 1945) khác với Nam Phật giáo Nam truyền hay Phật giáo Bắc Truyền, nơi Tăng lữ xuất gia được tổ chức theo giới luật, ta có thể khẳng định  rằng việc “ăn thịt, lấy vợ”  (nhục thực, thê đới) là đặc điểm của Phật giáo Nhật Bản.  Ở Hàn Quốc cũng theo phong trào này, cũng có kẻ hô hào đi theo, và đã gây tranh cãi.

          Lý do việc Tăng lữ Nhật Bản “ăn thịt, lấy vợ”là vì quốc gia này người ta không phân biệt rõ ràng hai quy chế xuất gia và tại gia. Ở Thái Lan người xuất gia được tổ chức thành Tăng đoàn vững mạnh. Đoàn thể Tăng già đóng vai trò chính, còn người tại gia đóng vai trò hỗ trợ. Trong trường hợp đó uy quyền của người xuất gia rất cao. Họ có 250 giới điều cấm kỵ, trọng đó việc dục tình được xem như một tội trọng, nên việc lấy vợ là điều không thể tha thứ được.

          Phật giáo Nam truyền không ngăn cấm việc ăn thịt một cách rõ ràng, vì người tu xuất gia cuộc sống hằng ngày bằng hạnh khất thực, nên bắt buộc phải nhận thức ăn bố thí của đàn việt, tất cả những gì họ cúng, có điều là với tư cách nhà tu hành, người xuất gia phải có bổn phận làm gương cho người tại gia. Nên Tăng lữ Thái Lan phải nghiêm túc không được xâm phạm tình dục.

          Khác với Phật giáo Nhật Bản và Phật giáo Nam truyền Thái Lan, Phật giáo Bắc truyền bao gồm người xuất gia và tại gia. Người xuất gia đóng vai trò người cứu độ, và là người giữ số giới luật của hệ thống Bắc truyền.   Giới luật Phật giáo Bắc truyền ngoài ra còn tuân thủ giới luật Nam truyền 250 giới. Người xuất gia có giới Bắc truyền là Bồ tát giới. Bồ tát giới xem trọng mạng sống của chúng sanh, khởi lòng từ bi nên xem việc ăn thịt là một giới quan trọng hàng đầu liên hệ đến giới sát. Vì thế ăn chay không phải là giới mà nó trở thành một loại giới quan trọng, hỗ trợ cho tâm và thân trên vấn đề tu tập mau đạt đến định và tuệ.

          Phật giáo Nam truyền chú trọng đến việc cầu ra khỏi sanh tử luân hồi nên đặt nặng giới dâm lên hàng đầu. Vì đầu mối sanh tử phát xuất từ dâm dục mà thành, trong kinh nói “Sanh tử dục vi đệ nhất”. Phật giáo Bắc truyền đặt nặng việc cứu khổ chúng sanh nên lấy giới sát làm đầu, nên việc cầu ra khỏi sanh tử Bồ tát giới trong Bắc truyền nguyện ở lại sanh tử để cứu độ chúng sanh.

           Đó là tâm nguyện của những vị Bồ tát đã đầy đủ công hạnh mới ở trong sanh tử mà không bị nhiễm ô bởi dục nhiễm thế gian mới có khả năng tự độ độ tha. Nếu ai chưa đủ khả năng cần phải tiến tu giải thoát rồi mới lại độ sanh. Nên Phật giáo Bắc truyền có xu hướng sau khi hoàn thành bổn nguyện tu hành giải thoát hồi nhập Ta bà để hóa độ chúng sanh.

          Chúng ta so sánh Phật giáo Nhật Bản ăn thịt, lấy vợ, Phật giáo Thái Lan ăn thịt không lấy vợ, khác với hai Phật giáo Nhật Bản và Thái Lan. Phật giáo Bắc Truyền không ăn thịt, và không lấy vợ.

          Phật giáo Việt Nam có đủ hai truyền thống Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Bắc truyền. Phật giáo Bắc truyền ở Việt Nam chiếm đa số còn Phật giáo Nam truyền chiếm thiểu số, vì thế sự ảnh hưởng ăn chay của Phật giáo Nam truyền của Việt Nam khác với Thái Lan, có chỗ ăn thịt cá nhưng có một số ít.

          Phật giáo Nhật Bản không phân biệt được Tăng hay tục, Phật giáo Nam truyền chú trọng tự lợi, xem giới sát không quan trọng nên không ăn chay lại ăn thịt, ăn cá, nên sự giữ giới sát chưa gọi là hoàn mãn. Vì giới đứng trên ba nghiệp mà thẩm định thanh tịnh hay không thanh tịnh. Sát có ba loại: Tự sát, giáo tha sát, tùy hỷ sát, tức là tự thân mình sát, sai khiến người sát và tùy thuận cho người khác sát ( tự sát, giáo tha sát, kiến sát tùy hỷ). Nếu ăn thịt bất cứ trường hợp nào cũng nằm trong ba loại sát nầy, giữ giới sát không thanh tịnh. Ăn thịt tức đồng lòng với người sát, để có thực phẩm mình nuôi cơ thể.

          Thực phẩm nuôi sống thân mạng của Phật giáo Nhật Bản và Phật giáo Thái Lan khác với thực phẩm nuôi thân mạng phật giáo Việt Nam.  Mục đích của Phật giáo Đại thừa là tự độ độ tha, thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi khổ đau nên giữ giới dâm là để chấm dứt con đường sanh tử, vì có sanh tử là do dục dẫn đầu, cắt dứt dâm dục là cắt dứt con đường sanh tử. Không ăn thịt là khởi lòng từ bi, có từ bi mới cứu độ  được chúng sanh, có từ bi mới phát sanh trí tuệ. Đức Phật khởi lòng từ bi vô hạng thương xót chúng sanh trầm luân trong biển khổ, nên dấn thân khổ hạnh tu tập đạt được giác ngộ viên mãn. Nên từ bi hỗ trợ đắc lực cho việc mở trí khai tâm cho chính mình và người khác.

          Tu tập theo Phật giáo mà không khởi lòng từ bi thì không phải tu tập theo Phật giáo. Phật giáo Nam truyền không chú trọng đến người sau khi chết, không cúng kiến, thờ phụng, tuần tự sau khi chết. Còn Phật giáo Bắc truyền chú trọng linh hồn con người sau khi chết, nên từ lúc mới chết cho đến về sau, luôn có những lễ cầu siêu, cúng linh, phóng sanh, bố thí làm phước để hồi hướng cho vong linh người quá cố được siêu thoát.  

          Nhìn chung Phật giáo Bắc truyền có thủy có chung, có tình có lý gần gũi với tâm lý cuộc sống con người, đem lại hạnh phúc và an lại cho người còn sống, và người chết cũng được an ủi siêu thoát nơi miền lạc cảnh./.

                                                

SỰ KHÁC BIỆT PHẬT GIÁO NHẬT BẢN -THÁI LAN VÀ VIỆT NAM Rating: 4.5 Diposkan Oleh: CHÙA TAM BẢO TAM KỲ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét