LINH NĂNG CÙNG TÁI THẾ
Phật
giáo tin nhân quả và giảng nói luân hồi, có nhiều câu chuyện luân hồi được mọi
người đều biết, khiến các giới khoa học cũng nghiên cứu và các nhà trí thức
cũng có sự tin nhân quả và luân hồi theo thuyết của Phật giáo.
Có một nữ tiến sĩ người Thụy Sĩ tên là Elisabeth Ross, tháng 7
năm nay bà đã đến Vancouver, diễn giảng
tại đại hí viện trứ danh Orpheum Canada suốt 6 tiếng.
Thính chúng bỏ ra 35 đô Canada mua vé để nghe bà giảng về “Sự sống
sau khi chết”, nhiều báo đài tranh nhau phỏng vấn bà, đây là tin tức chấn động
thời đó. Nữ tiến sĩ Kubler Ross là một học
giả có hai bằng cấp: Tiến sĩ Vật lý và Bác sĩ, nổi danh toàn cầu. Luận về bản
thân, bà vốn là một người không dễ tin, nay chuyển thành một học giả nổi danh,
nồng nhiệt ủng hộ thuyết “Có sự sống sau khi chết”. Bà sáng lập một Viện nghiên
cứu, thu hút nhiều học giả Âu Mỹ tham gia. Bà và các bạn bè trong Viện nghiên cứu
này đã thu thập được 5 ngàn sự kiện về “Luân hồi và tái sinh” ở khắp mọi miền
trên thế giới, các nhân vật này thảy đều có địa chỉ, họ tên…đủ làm bằng chứng.
Lần này đến Canada diễn giảng, dù giá vé tới 35 đô, thậm chí còn
cao hơn giá vé của vũ đoàn Ba lê lúc qua Nga diễn xuất, mà dù vé vào để nghe bà
giảng có giá cao ngất ngưỡng như thế, song vẫn bị cháy vé, xem như toàn đại hí
viện chật ních không còn chỗ. Mấy ngàn thính giả sau khi nghe bà kể các câu
chuyện có thực về luân hồi rồi, họ xúc động lệ rơi như mưa, tất cả đều nói rằng:
Giá vé 35 đô không hề cao, nếu so với những bài học quý giá vừa thu thập được về
chân đế nhân sinh, thì việc bỏ ra một số tiền để đóng góp, ủng hộ duy trì Viện
nghiên cứu là việc rất xứng đáng, nên làm.
Nữ Tiến sĩ không nhận mình là Phật giáo đồ, nhưng những gì bà giảng
nghe cảm thấy gần với tư tưởng Phật giáo, có thể đoán bà chịu ảnh hưởng tư tưởng
Phật giáo rất sâu, hoặc có thể nói thế này: Cho dù bà không phải là Phật giáo đồ,
nhưng vì tư tưởng Phật giáo là chân lý vũ trụ, quy kết “Tất cả duy tâm”, mà nhân
quả và luân hồi thực ra vốn là chân lý vĩnh hằng trong vũ trụ.
Nữ Tiến sĩ nhờ truy cầu chân lý chí thành, mà vô tình đến gần Phật
lý.
Sự thực, giới trí thức Thụy Sĩ trong những năm gần đây, họ đối với
Phật giáo đã bỏ công nghiên cứu càng lúc càng nhiều. Xa hơn nữa là nhà văn nổi
tiếng: Cố tác giả Herman Hesse từng đoạt giải thưởng Nobel văn học.
Thụy Sĩ có Viện nghiên cứu tích cực về Phật giáo, nhưng chẳng biết
nữ sĩ có là một thành viên trong đó hay không? Hay bà chịu ảnh hưởng thôi? Chẳng
qua, bà có thanh minh là: Ngay điểm khởi đầu không hề liên quan đến tôn giáo
Tây phương.
Nữ Tiến sĩ trích dẫn từ các đoạn trong di cảo của Einstein (cố Vật
lý gia kiêm nhà Toán học vĩ đại), chứng minh rằng ông có liên quan đến thuyết
nhân quả, vì ông tin là “Có sự sống sau khi chết”. Bà nói sẽ cho ra một cuốn
sách chuyên viết về đề tài “Sinh mệnh sau khi chết và luân hồi”, hy vọng mọi
người sẽ tìm đọc.
Quan sát hàng ngàn thính chúng đang chăm chú nghe giảng, đại đa số
đều là phần tử trí thức, không ít vị là kiến trúc sư, kỹ sư, bác sĩ, luật sư, học
giả, giảng sư đại học…còn đa phần là sinh viên, một số ít là nhân vật có tiếng
tăm trong xã hội.
Nhìn khán phòng không còn chỗ trống, đủ hiểu phần tử trí thức Tây
phương ưa chuộng triết học Đông phương nồng hậu. Tình hình này so với những
nghĩ tưởng của một số người ở Hương Cảng, Đài Loan hoàn toàn bất đồng. Đa số
cho rằng xã hội phương Tây chịu ảnh hưởng tôn giáo phương Tây, mà chẳng hề biết
giới trí thức Tây phương đã được đánh thức và tỉnh giác, nên dần dần họ đã tách
khỏi tư tưởng duy vật lẫn quan niệm thần quyền, vì hai thuyết này không còn thỏa
mãn khát vọng tìm hiểu triết học của họ nên họ đã chuyển sang tìm hiểu chân lý,
chân tri, chân thật.
Rõ ràng là ngày càng có nhiều thanh niên trí thức Tây phương tìm đến,
tiếp cận, tham khảo tư tưởng Phật giáo, hễ sách Anh văn nào mà có liên quan đến
Thiền tông, dù là sâu hay cạn, xuất bản tại Hoa kỳ, Canada… thày đều trở thành
loại sách bán chạy nhất.
Tiếc rằng các nhân sĩ Phật giáo tu luyện, gieo trồng hạt giống Phật
tại Hoa Kỳ Canada… vẫn chưa đủ, nên chưa thể phổ biến giúp họ thâm nhập sâu rộng,
trong đây đương nhiên bao gồm khả năng kinh tế, cộng thêm nhiều yếu tố khác nữa.
Tóm lại, một số tư tưởng xã hội Tây phương bị rơi vào mù mịt hoang
mang, trong trạng thái tinh thần cảm thấy
trống vắng, người ta dễ ngả vào sa đọa ăn chơi, hoặc chạy theo trào lưu hip pi,
hay tiêm nhiễm thói bạo lực, phóng túng tình dục si cuồng! Nếu như giáo lý từ
bi hòa bình của Phật có thể phổ biến đầy đủ và kịp thời để họ hiểu về nếp sống
chuẩn mực trong xã hội, thì tệ trạng tất nhiên sẽ đổi tốt, rất mong chư đại đức
nhân sĩ Phật giáo nên phát tâm truyền bá đạo pháp nhiều hơn!
Nữ Tiến sĩ đề cập đến định luật “Vật chất bất diệt”, bà nói vật chất
trong vũ trụ tuyệt không tiêu diệt thực sự, mà chỉ chuyển đổi sang hình thái
khác và đặc tính bất đồng.
Thí
như nói: Sau khi đốt xăng sẽ sản xuất nhiệt và CO2, thì xăng không phải tiêu diệt,
chỉ là tan khắp trong không khí, qua một dạng hình thái khác. Giống như tờ giấy
sau khi đốt rồi, cũng sản sinh ra nhiệt năng và carbon, hình thức giấy ta thấy
có tiêu mất, nhưng nhiệt năng phát tán carbon dioxde vẫn tồn tại. Chẳng qua giấy
đã biến thành trạng thái du ly (phân ly tự do) thôi.
Bất kể vật chất nào cũng thế, chúng chỉ chuyển vị, chứ tuyệt nhiên
không tiêu diệt, đây là vật lý mà bất kỳ ai cũng biết.
Sinh mệnh sinh vật cũng do các nguyên tố thô tạo thành, trong nước
có H2O và oxy, trong máu có chất sắt, trong xương có chất vôi, canxi, phốt-pho.
Còn có các nguyên tố khác như, Magesium, đồng… và các hàng chục,
hàng trăm, nghĩa là vô số chủng loại tồn tại trong thiên nhiên. Đã biết nguyên
tố tuyệt không bất đồng. Những nguyên tố này, từ vô cơ hóa làm hữu cơ, cấu
thành sinh mạng; sau đó lại phân hủy, quay về tự nhiên, thành là nguyên tố vô
cơ của cõi tự nhiên.
Sinh mệnh tiếp tục được hấp thu, trực tiếp hoặc gián tiếp, tái lặp
lại thành tân sinh mệnh, chúng tuần hoàn bất tuyệt. Chỉ là tỷ lệ cùng trạng
thái có khác, nên có thể gọi là chuyển vị, chứ không thể gọi là tiêu diệt. Đây
chính là khoa học thường thức, vô cùng khách quan.
Chẳng qua các loại nguyên tố thiên nhiên hợp thành sinh mệnh hữu
cơ rồi, sẽ sản sinh cảm giác và tri giác mẫn cảm, chính là một loại năng lực và
nhiệt cũng tĩnh điện, cuộc sống sản sinh so với nguyên tố vô cơ mẫn cảm hơn. Vật
vô cơ cũng có cảm tri, chỉ có chúng ta cho rằng chúng không có đủ. Nguyên tố nếu
vô tri vô cảm, sao lại có vận động của chất proton? Nếu gọi là đặt tính vật chất, thì đặc tính
cũng là phản ứng của tri giác. Tóm lại, bất kể là hữu tình sinh hoặc vô tình
sinh, đều là nghĩa rộng của sinh mệnh, đều hữu tri hữu cảm, có khác biệt chăng
là trình độ tri cảm mà thôi.
Khi chúng ta đốn chặt một cây, đều cho là cây không than đau, thực
sự nó không có kêu đau ư? Hãy quán sát tỉ mỉ mà xem! Dùng kính hiển vi thôi cũng có thể nhìn thấy
cơ thể nó đang run rẩy trong thống khổ, cũng nhìn thấy huyết dịch nó đang tuôn
trào, tuy màu không đỏ như máu nóng, nhưng hiện nay các nhà Thực vật học đã
phát hiện ra: Thực vật cũng có tình cảm và phản ứng phát ra âm thanh. Khi chúng
ta cắt hay đập vỡ một khối nham thạch, nếu dùng kính hiển vi điện tử, thì sẽ thấy
các nguyên tử tử của nó trong lúc bị chia cắt cũng có phản ứng kịch liệt, chỉ
là chúng ta không hiểu được biểu lộ thống khổ của nó mà thôi.
Ở vùng quê chúng ta thấy cây tên là gai mắc cở, hay gai trinh nữ,
mỗi khi có ai đụng đến thân cây là nó co cuốn cả lá lẫn cành xếp lại như đã bị
héo. Như vậy chứng tỏ cây cũng có cảm giác và cảm tính biết phòng vệ và biết sợ
đau sợ chết. Lại nữa ở vùng quê người ta trồng tiêu hay trồng mít gần nhà, mỗi
khi trong nhà có người chết, thì phải lấy vãi trắng buộc cho cây một rẻo thì nó
không héo chết theo người chủ trồng và chăm sóc nó. Chứng tỏ rằng cây nó cũng
có giác tính như con người và con vật. Vì thế trong kinh Phật có câu mỗi lần hồi
hướng là: “Tình dữ vô tình đồng thành Phật đạo”.
Hữu tình có cảm giác, có giác tính mới có khả năng thành Phật, đạo
Phật lại nói vô tình cũng thành Phật thì những người không hiểu đạo Phật và những
người tin Phật chưa sâu thì không thể hiểu được. Điều này chúng ta thấy đạo Phật
nói rất phù hợp với khoa học và cuộc sống bình thường trong mọi môi trường sống.
Hay trong câu thơ truyện Kiều Nguyễn Du nói: “ Người buồn thì cảnh có vui bao
giờ”. Vì thế trong kinh Phật nói “Pháp giới tính”, người mà tu đạt đến “Phật
tính” thì người đó tâm lý vật lý hòa đồng với
pháp giới, vì thế chuyện đi mây về gió của những bậc tu chứng là việc có
thật. Đi qua xuyên tường mà không trở ngại, đi vào nước mà không chìm, ở trong
lửa mà không cháy v.v.
Trong truyện Tây Du Ký diễn tả Tề Thiên bị chặt đầu mà không đứt,
nhốt thiêu trong lò bát quái mà không cháy tiêu ý nói người tu luyện đạt đến
Pháp giới tính thì mọi sự mọi việc đều vô ngại. Các vị Phật và Bồ tát có sự diệu
dụng như thế mới có thể độ tận chúng sanh bất cứ nơi đâu và thời gian nào. Năm
1963 Hòa thượng Thích Quảng Đức phát nguyện tự thiêu để cầu nguyện hòa bình chấm
dứt chiến tranh Việt Nam, tự thiêu ngồi trong lửa đỏ mà không nhúc nhích, sau
đó đem vào lò thiêu lần nữa thịt xương cháy tiêu hết còn trái tim không cháy.
Trái tim không cháy nói lên tâm nguyện của Ngài luôn bất diệt.
Vì vậy đạo Phật luôn khuyên không nên làm tổn thương một sinh mạng
nào hay một vật nào. Trong luật Phật chế cho các Tỳ kheo không nên chặt phá cây
dù là cây nhỏ như cỏ, và cũng không khạc nhỗ vào dòng nước v.v…về bảo vệ môi
trường và sự sống trong kinh Phật nói rất rõ. Phật dạy không nên sát sinh, sát
sinh bao gồm cả hai loại sinh mệnh: Hữu tình lẫn vô tình. Sự tôn trọng sinh mệnh
đã được Phật dạy lâu đời rồi nay vẫn còn giá trị.
Sinh mệnh do nguyên tố hợp thành, sản sinh năng lượng, cũng tuần
hoàn chuyển hóa trong hư không vũ trụ. Năng lượng cùng vật chất đồng bất diệt
giống nhau, chỉ là chuyển vị thôi. Theo nhãn quang hạn hẹp của chúng ta thì cho
rằng chỉ địa cầu này mới có sinh mệnh và nghĩ là chỉ có hô hấp hít thở không
khí thì mới có mạng sống. Thực ra tại địa cầu riêng lẻ này mà nói, đã có rất
nhiều sinh mệnh lại hô hấp thán khí carbon, mà có tất cả nhiều thực vật cũng vậy.
Chúng ta nghĩ rằng trong vũ trụ hư không nếu thiếu khí oxy thì
không có sinh mệnh ư? Các nhà Thên văn Anh Quốc gần đây đã tuyên bố: Họ phát hiện
các tinh tú trong vũ trụ đa số đều chứa khi hyro và carbon, hợp thành sinh mệnh
hữu cơ A-m-nô, NH2. Chúng đều có cảm giác, động thái.
Các sinh mệnh có đầy trong vũ trụ, thì sao có thể bảo là sinh mệnh
chỉ hạn cuộc nơi địa cầu này được ư? Xác
thân chúng ta tuy chẳng thể lìa không khí và thực vật để sinh tồn, nhưng là loại
“năng” ít chịu hạn chế không gian, “năng” là một phần của mạng sống chúng ta,
tri giác là một loại “năng”.
Bất kể chúng ta phàm phu tục tử, tầm thường như thế nào, trong cơ
thể mọi người đều sản sinh “nhiệt ” và “năng”. Các nhà khoa học chứng minh rằng:
Mỗi người chúng ta đều có (Micro-Wave) phóng xạ vi ba, phân lượng có lớn nhỏ, một
số người tính trung bình là một phần ngàn watt.
Có một nhà khoa học Liên Xô đã công bố qua phim ảnh như sau: Dùng
hồng nội tuyến chụp ảnh ngón tay người, thấy phún ra điện quang nửa thốn.
Phật tử Hà Quân ở Vancouver hay tay phóng ra tĩnh điện, trị bệnh
cho Phật tử, khiến cho các học giả tại đại học Harvard Mỹ quốc đã tìm đến chụp
hình tình huống thực tế kia. Những loại “năng” này đều có thể truyền, phát ra,
hơn nữa năng lượng không diệt, chỉ là chuyển vị thôi! Có thể tập trung hoặc
phân tán, ở trong vũ trụ xoay vần không ngừng, sinh sinh bất tuyệt.
Nên bà nữ Tiến sĩ nói rằng: “sinh mệnh chết rồi”, chẳng qua là ta
tuyên bố theo nghĩa hạn hẹp, nhưng thực sự thì sinh mệnh đang chuyển vị hoặc
đang thay đổi cải tổ lại. Nguyên tố của sinh mệnh trở về tự nhiên, nhưng “năng”
của sinh mệnh lại tiến vào một hình thái khác. Tri giác cùng tính cách cũng tùy
theo “năng” mà không diệt. Bà đưa ra rất nhiều thí dụ, kể rõ rằng: Nếu như
không dành 20 năm nghiên cứu để phát hiện cho đến cùng, thì lẽ nào tôi dám hy
sinh danh dự học thuật quốc tế của mình để tùy tiện tuyên bố rằng “Sinh mệnh vẫn
tồn tại sau khi chết !”.
Bà nói rằng “tri” và “năng” có thể rời thể xác, gọi là linh hồn xuất
khiếu. Rất nhiều người đã có trạng thái “ tợ mộng mà không phải mộng” khi nhìn
thấy mình thoát ra khỏi nhục thể bay đi hay trôi lơ lửng trên ngọn cây phiêu du
nơi khu vực lạ…Cho đến một ngày, bỗng nhiên họ nhớ lại kinh nghiệm từng trải
qua. Đây chính là hiện tượng linh hồn thoát ly thể xác.
Bà nói: Lúc sinh thời hồn vẫn có thể lìa xác, và khi nhục thể chết
thì đương nhiên hồn càng “năng” ly thể.
Các Luận giả nói: Do tế bào não toàn nương vào không khí để sinh tồn,
nên khi nhục thể tử vong thì sự hô hấp cũng đình chỉ, vì khí oxy ngừng cung ứng,
xem như chưa đến năm phút, tế bào não đã tử vong. Vậy “năng lực” ở đâu?
Luận giả nói không sai, thế nhưng họ không hiểu một điểm: Tế bào
não đã sớm sản sinh năng lực không thể tiêu diệt, “năng”chỉ “chuyển vị” rời đi,
phiêu lãng trong vũ trụ. Cho nên nhà Phật khuyên người ta không nên khóc lóc
lúc thân quyến hấp hối làm kinh động họ… điều này quả rất có lý! Vì vậy mà Phật khuyên mọi người nên động
viên, trấn tĩnh kẻ hấp hối, giúp họ an định tâm trí bằng cách tụng kinh, niệm
Phật, nhằm hỗ trợ họ tập trung, định tĩnh não lực để thoát ly thể xác trong giờ
phút tối hậu. Nếu thân nhân cứ khóc gào thống khổ, (vi phạm các điều cấm kỵ) để
di động, quấy nhiễu, làm cho não lực người sắp chết vô phương tập trung, khiến
“năng” bị phân tán. Tuy năng không bị tiêu diệt, nhưng người thân đã vô tình
khiến kẻ lâm chung bị mất đi tri giác sung mãn, trong phút giây họ phải rời xác
ra đi phiêu lãng (du ly), do bất tri nên họ có thể bị mê muội mà gá vào thân
xác súc sinh, đầu thai chỗ xấu.
Nên nữ tiến sĩ bày tỏ: Xin mọi người chớ dùng sự bi thống gây kinh
động, quấy nhiễu thân hữu trong giờ phút hấp hối, hầu có thể giúp họ nhẹ nhàng
thoát ly thân xác.
Bà kể trong lúc bà phỏng vấn và tìm hiểu mấy ngàn câu chuyện có thực,
đã thu được kết quả: Những ai qua đời trong trạng thái bình tĩnh đều có cảm giác
nhìn thấy ánh sáng kim sắc nhạt. Thế nhưng
những người qua đời trong tình huống bất an, ắt sẽ nhìn thấy hắc ám.
Cũng có một người đồng đến diễn giảng cùng bà, đó là một Tiến sĩ
hóa học từng trải qua kinh nghiệp “chết rồi hồi sinh”. Ông này chết bảy ngày rồi
sống lại trong hòm, may mà chưa bị đem chôn, nhờ vậy mà ông gõ quan tài, lên tiếng
cầu cứu… và được nhân viên nhà tẩn liệm cứu ra. Tin tức này gây chấn động toàn
nước Mỹ. Ông kể rằng : Lúc tôi chết rồi, nhìn thấy một làn kim sắc mỏng mờ, tôi
rất mừng nên bay đến đó…Ông cũng tường thuật lại những kinh nghiệm mình trải
qua sau khi chết như đã nhìn thấy nhiều cảnh tượng kỳ lạ, quái dị như: Núi
băng, lửa cháy… và đao sơn, rất giống cảnh địa ngục mà các kinh Phật thường
thuyết.
Giới y học xem chuyện của ông là kỳ tích, một số Linh mục thì cho
đây là lừa gạt và phủ nhận sự thực nầy.
Ông kể sau khi hồi dương, sống lại rồi, hiện tại đối với Phật giáo
cảm thấy rất hứng thú muốn nghiên cứu tìm hiểu, tâm trạng này trước đây ông
không hề có. Vì lý do này mà ông từ bỏ tôn giáo cố hữu của mình. Bản thân ông
là Giáo sư đại học, luôn đứng lớp diễn giảng, ông không ham tiền, không cầu
danh, cũng chẳng có ý truyền giáo, ông chỉ muốn báo cáo những gì mình đã đích
thân trải qua và muốn thúc đẩy, hỗ trợ xã hội nghiên cứu về cuộc sống, ông rất
thành thực, không hề có bất kỳ sự gian dối nào.
Gần đây Nữ tiến sĩ Elisabeth Kubler Ross cùng hơn 70 học giả là
các nhân sĩ trong giới học thuật nổi danh đến từ các nước, họ là những Bác sĩ,
các nhà Tâm lý học, Hóa học, Các nhà Vật lý, Điện tử, Quang học v.v…đồng tổ chức
hội thảo tại New York, nơi trường đại học Colombia. Mọi người thảo luận về linh hồn, cũng chính
là “tri” và “năng” dưới sự giám sát hơn
70 học giả có tiếng tăm.
Sau khi nữ Tiến sĩ được kiểm tra nghiêm nhặt toàn thân xong, thì
bà tiến vào phòng thí nghiệm thủy tinh đóng kín, trong đây không có bất kỳ dụng
cụ máy móc nào, chỉ đặt một cái ghế dài cho bà nằm nghỉ. Lúc này có hơn 70 học
giả vây quanh bên ngoài phòng pha lê quan sát…
Dưới ánh đèn sáng, nữ Tiến sĩ bắt đầu tĩnh tọa nhắm mắt, không lâu
bà mở mắt, ra hiệu với mọi người bên ngoài yêu cầu đàm thoại. Bà nói với hơn 70
học giả đang mục kích rằng: Vừa rồi bà đã hồn lìa khỏi xác, đi đến căn hộ của nữ
sĩ A ở San Francisco, thấy cô ta đang làm việc tại nhà, bà mô tả các loại thức
ăn nằm trên bàn và món gì đang nấu trên bếp. Bà kể tường tận tỉ mỉ những gì
mình trông thấy.
Lúc này, ngay lập tức cô B là bạn thân của nữ sĩ A hiện đang có mặt
bên ngoài phòng thí nghiệm, vốn không hề quen biết gì với nữ Tiến sĩ, cô B liền
gọi điện về hỏi thăm cô A để kiểm chứng, và sau đó xác nhận là nữ tiến sĩ đã mô
tả hoàn toàn đúng thật, không sai mảy may.
Nữ tiến sĩ nói mình là phàm phu, tuyệt không có công phu tu gì,
nhưng bà vẫn có thể phóng thích “năng lực” ra khỏi thể xác xa hơn 5 cây số, thì
huống chi những người có công phu tu cao…
Bà nói rằng ai cũng có năng lực bẩm sinh này, nhưng chẳng qua do họ
bị vật dục và nhục dục che mờ tâm trí, làm ngăn ngại, chưa kể họ còn bị nhiều
ưu não phiền phong bế.
—]–
Phần phụ thích : Từ trước đến đây là nói những
khả năng đặc biệc của ông Phùng Bồi Đức là một cư sĩ học Phật có khả năng siêu
nhiên được lưu lại từ kiếp trước, vì thế người bình thường khó làm theo như ông
được. Và cũng nhờ khả năng đặc biệc đó của ông mà đã đánh thức được những giới học
giả, trí thức, khoa học, Bác sĩ v.v.. phương Tây chú tâm tìm hiểu và tin tưởng
triết học phương Đông. Ông Phùng Bồi Đức tuy là một Phật tử bình thường nhưng
có sức ảnh hưởng rất lớn khiến các giới trí thức phương Tây hướng Phật tin Phật,
quy y Tam bảo, có nhiều người từ bỏ nguồn gốc đạo của họ chuyển sang tin Phật học
Phật.
Ông
có được ba con mắt: Thiên nhãn, Huệ nhãn và Pháp nhãn.
Thiên nhãn thấy xa cả mấy ngàn cây số, nhìn thấu dưới lòng đất
trên 300m, nhìn vào thân thể con người biết bịnh gì, giống như chụp X quang hay
máy siêu âm, điều này siêu khoa học. Những điều ông thấy và nói lại rất chính
xác không sai một sự việc nào.
Huệ nhãn: ông nhìn qua con người hay con vật ông biết được nghiệp
chướng, báo chướng đời trước của họ đã tạo ra như thế nào nên nay chịu quả báo
như thế…
Pháp nhãn: Nhìn qua con người bịnh tình ra sao là do nguyên nhân
nào, và cách hóa giải như thế nào ông đều có cách hướng dẫn họ hóa giải và điều
trị.
Hòa thượng Tuyên Hóa và ông Phùng Bồi Đức hai vị đều có Thiên
Nhãn, Huệ nhãn và Pháp nhãn. Nhưng khả năng ảnh hưởng chuyển hóa tâm lý con người
của Hòa thượng Tuyên Hóa gấp trăm lần ông Phùng Bồi Đức. Hai vị đã làm nhiều kỳ
tích ở đất phương Tây giúp họ mở ra con đường sáng mới.
Xã hội phương Tây ảnh hưởng hai tư tưởng Thần quyền và duy vật khiến
cuộc sống họ bế tắc mù tịt không lối thoát. Nay có ánh sáng Phật pháp giúp họ
thoát ra khỏi rừng mê biển khổ.
Tư tưởng thần quyền: Quan niệm con người và sự sống trên cõi đời
này đều do Chúa quyết định, Chúa tạo ra, Chúa ban phước, Chúa ban ơn, Chúa trừng
phạt …
Tư tưởng duy vật: Con người sau khi chết thì hết không còn gì nữa,
đất cát trả về đất cát. Không có kiếp trước kiếp sau, không có luân hồi nhân quả,
không có tội không có phước gì cả.
Tư tưởng này nó làm đảo lộn cuộc sống con người nguy hại hơn tư tưởng
thần quyền. Lẽ phải nằm trong tay người có quyền, người yếu thế phải chịu nghèo
đói và chết không thể kêu ca được.
Trong tập hồi ký ông Phùng Phùng có nêu ra câu chuyện của Nữ tiến
sĩ Elisabeth Kubler Ross cùng hơn 70 học giả là các nhân sĩ trong giới học thuật
nổi danh đến từ các nước, họ là những Bác sĩ, các nhà Tâm lý học, Hóa học, Các
nhà Vật lý, Điện tử, Quang học v.v… đồng tổ chức hội thảo tại New York, về tâm
linh con người “ đời sống sau khi chết”. Và cuộc diễn thuyết tại Vancouver ở đại hí viện Canada.
Những nhân vật như Hòa thượng Tuyên Hóa, Hòa thượng Tịnh Không, ông
Phùng Bồi Đức, Nữ tiến sĩ Elisabeth Kubler Ross, cùng các học giả trí thức nổi
tiếng. Đã gióng lên hồi chuông tỉnh thức cho xã hội phương Tây. Ngoài những vị
trên còn có các Đại sư như Đat lai Lat Ma người Tây Tạng, Hòa thượng Nhất Hạnh
người Việt Nam v.v… đã đem hạt giống Phật pháp gieo vào các nước phương Tây nguồn
gió mới, xua tan những u ám từ xưa nay chưa có được khai thông.
Vì thế năm 1999 Liên Hiệp Quốc mới lấy đạo Phật làm tôn giáo tiêu
biểu cho hòa bình và dựa theo lời Phật dạy thảo ra chương trình hành động cho
Liên Hiệp Quốc. Và họ lấy ngày Phật đản sinh làm ngày kỷ niệm hằng năm cho Liên
Hiệp Quốc, tức lễ Vesak.
Ông
Phùng Bồi Đức là một con người đa tài đa năng hiếm có đã góp phần vào việc hoằng
dương Phật pháp ở phương Tây một cách ngoạn mục và kỳ tích. Tuy vậy cuộc sống
ông rất thanh đạm và khiêm tốn, ông sinh năm 1945 tạ thế ngày 18 tháng 4 năm
2007 tại Đài Bắc hưởng thọ 62 tuổi, trong sự tiếc thương vô hạn của bạn bè thân
hữu, chư độc giả… và những người đã thọ ân ông.
Ai muốn tìm hiểu thêm những kỳ tích đặc biệc của ông nên xem tập Hồi
Ký Phùng Phùng. Ông viết xong ngày 01/3/1988.
Tập hồi ký Phùng Phùng này được Ni Sư Hạnh Đoan dịch xong
06/8/2019 Ni sư Hạnh Đoan cũng đã về cõi Phật ngày 22/5/2023 hưởng thọ 65 tuổi.
—]–
0 nhận xét:
Đăng nhận xét